Trang chủ » Tài Liệu Kế Toán » Một số vấn đề quan trọng kế toán xây dựng cần phải biết

Một số vấn đề quan trọng kế toán xây dựng cần phải biết

Kế toán xây dựng đòi hỏi không chỉ có những kinh nghiệm về hạch toán mà cần có nhiều trải nghiệm thực tế như các công việc liên quan đến việc luân chuyển hồ sơ chứng từ của các bộ phận đi từ  kho, công trình, đến xử lý trên văn phòng. Bài viết dưới đây Kế toán hà nội xin đưa ra Một số vấn đề quan trọng kế toán xây dựng cần phải biết các bạn cùng tham khảo thêm nhé.

Một số vấn đề quan trọng kế toán xây dựng cần phải biết

Một số vấn đề quan trọng kế toán xây dựng cần phải biết

>>Xem thêm: Mô tả công việc của một kế toán xây dựng cần làm

  1. Kế toán xây dựng cần biết

– Lập đơn mời thầu, làm hồ sơ thầu, khi đã trúng thầu công trình tham gia thầu, đã có khổi lượng, giá trị, có dự thầu => Kế toán căn cứ vào dự toán đã trúng thầu tiến hành bóc chi phí để biết được công trình này có những loại chi phí gì để hạch toán cho đúng tài khoản và khoản mục chi phí tương ứng.

– Mỗi một công trình có một dự toán, hợp đồng riêng. Từ dự toán đó, cần bám vào dự toán đã bóc được để tập hợp các loại chi phí vào từng công trình cho đúng. Lưu ý phải bám sát vào dự toán đã bóc; Đặc biệt là phải đúng về mặt khối lượng, còn giá trị thì căn cứ vào trên hóa đơn (Nhưng đơn giá trên hóa đơn thường bé hơn so với trên dự toán) để sao cho khi hạch toán công trình còn có lãi.

– Đặc điểm về xây dựng là Chi phí của công trình nào thì cho đúng và công trình đó. Đối với các Công ty hạch toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC thì các loại chi phí được thể hiện rõ trên đầu các Tài khoản chi tiết liên quan: TK 621 – Chi phí NVL trực tiếp, TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp, TK 623 – Chi phí máy thi công, TK 627- Chi phí chung khác.

(Áp dụng theo Thông tư 133/2016/TT-BTC thì hạch toán vào TK 154 – Chi tiết các khoản mục chi phí cho phù hợp).

– Phân biệt được chi phí chung và chi phí khác trong xây dựng

– Do đặc điểm Công ty xây dựng là thi công nhiều nơi khác nhau, do đó cần căn cứ vào thông báo giá của mỗi nơi để áp giá đúng cho mỗi công trình.

– Áp dụng các Thông tư vê thuế vãng lai (Thông tư mới hiện nay là Thông tư 26/2015/TT-BTC của Tổng Cục Thuế quy định đối với công trình ngoại tỉnh có giá trị đã bao gồm cả thuế GTGT mà lớn hơn 1 tỷ đồng thì phải nộp thuế GTGT vãng lai 2% tại Chi cục thuế nơi công trình thi công) => Chuẩn bị hồ sơ để làm các thủ tục liên quan đến thuế vãng lai, cụ thể như sau:

+ Thủ tục mở mã số thuế (MST) vãng lai.

+ Đơn đề nghị cấp MST vãng lai (Mẫu này ở cơ quan thuế).

+ Các hồ sơ liên quan để thực hiện đúng các yêu cầu về Luật thuế GTGT vãng lai.

– Vật tư các công trình nào thì phải đúng định mức như trong dự toán không được xuất quá khối lượng vượt mức thì sẽ bị gạt chi phí không hợp lý.

– Chi phí nhân công cũng cần bám sát vào trong dự toán bóc rồi để biết được nhân công cho từng hạng mục công trình và cho cả công trình để từ đó có hướng chuẩn bị hồ sơ nhân công cho đúng với mỗi công trình.

– Mỗi hạng mục công trình, công trình khi xuất hóa đơn (Có kèm biên bản nghiệm thu). Vì nếu không có biên bản nghiệm thu khổi lượng công việc hoàn thành thì không biết được giá trị xuất hóa đơn và không đủ căn cứ để hạch toán doanh thu trong xây dựng.

– Xuất hóa đơn cho hạng mục công trình, công trình cần xem xét kỹ giá trị nghiệm thu so với nội dung hóa đơn.

– Bám sát nhật ký thi công hạng mục công trình, công trình cùng với hóa đơn chứng từ để hạch toán cho chính xác và mang tính trung thực hơn

>>Xem thêm: Kinh nghiệm làm kế toán xây dựng công trình

  1. Hồ sơ chứng từ cần lưu trong Công ty xây dựng

– Căn cứ vào hợp đồng thi công.

– Căn cứ dự toán thi công , thanh lý hợp đồng.

– Bảng dự thầu, bảng dự toán công trình.

– Biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành công việc.

– Căn cứ hóa đơn đầu vào, hóa đơn đầu ra.

– Bảng chấm công, bảng lương.

– Hợp đồng giao khoán, hợp đồng nhân công.

– Các hồ sơ chứng minh thuế TNCN như kết quả đăng ký mã số thuế cá nhân (MSTCN), Kết quả đăng ký MSTCN cho người phụ thuộc, mẫu chứng minh thu nhập dưới 132 triệu đồng là Mẫu 02/TNCN,…

  1. Các lưu ý về việc hạch toán trong Công ty xây dựng

3.1. Đối với các chi phí liên quan đến nguyên vật liệu

– Nếu mua NVL về nhập kho, ghi:

Nợ TK 152

Nợ TK 133

Có TK liên quan

– Khi xuất kho (Chọn công trình), ghi:

Nợ TK 621 (Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC), 154 (Theo Thông tư 133/2016/TT-BTC)

Có TK 152

– Nếu mua NVL về xuất thẳng cho các công trình => Chọn vào đúng các công trình liên quan, ghi:

Nợ TK 621 (Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC)

Nợ TK 154 (Theo Thông tư 133/2016/TT-BTC)

Nợ TK 1331

Có TK liên quan

3.2. Đối với chi phí nhân công

– Trích chi phí nhân công vào các công trình, ghi:

Nợ TK 622 (Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC), 154 (Theo Thông tư 133/2016/TT-BTC)

Có TK 334

– Chi lương (Nên chi qua chuyển khoản), ghi:

Nợ TK 334

Có TK 112, 111

– Chi lương qua tạm ứng (Thường xảy ra trong Công ty xây dựng), ghi:

Nợ TK 622

Có TK 141

– Nếu trích lương qua công nợ vay của ngân hàng, ghi:

Nợ TK 622

Có TK 334

– Khi chi lương vào chứng từ nghiệp vụ khác, ghi:

Nợ TK 334

Có TK 341

* Lưu ý: Khi lập bảng lương nhớ ghi trên tiêu đề là lương cho công trình nào, ngày, tháng, năm => Hạch toán không bị nhầm giữa lương công trình này cho công trình khác.

>>Xem thêm: Cách xử lý chi phí nhân công trong kế toán xây dựng

3.3. Đối với chi phí máy thi công

– Đối với máy thi công Công ty có sẵn thì tính khấu hao cho các máy thi công; Nếu trong tháng máy thi công tham gia vào nhiều công trình khác nhau thì làm lệnh điều động máy từ công trình này sang công trình khác và lập bảng khấu hao máy thi công theo tỷ lệ % cho các công trình tham gia (Tổng là 100%) => Trích chi phí máy thi công cho các công trình, ghi:

Nợ TK 623 (Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC) , Nợ TK 154 (Theo Thông tư 133/2016/TT-BTC)

Có TK 214

– Đối với máy tho công Công ty đi thuê ngoài thì cần có hợp đồng thuê máy thi công, bảng kê thuê ca máy theo giờ, hóa đơn thuê máy, biên bản thanh lý hợp đồng, ghi:

Nợ TK 623

Nợ TK 1331

Có TK 331, 111

* Lưu ý: Chi phí trích khấu hao và CCDC được thực hiện vào cuối mỗi tháng.

>>Xem thêm: Mẫu bài tập nghiệp vụ kế toán xây dựng

  1. Đối với các loại chi phí khác, Chi phí chung

– Chi phí khác trong xây dựng bao gồm: Chi phí tiếp khách liên quan công trình, chi phí ngoại giao, chi phí phân bổ CCDC, chi phí bảo hộ lao động, chi phí lán trại,…

– Các chi phí chung: Chi phí phân bổ CCDC, chi phí xăng xe, điện thoại, chi phí lương cho các cán bộ giám sát công trình xây dựng,…

– Các chi phí này hạch toán như sau:

Nợ TK 627

Nợ TK 1331

Có TK liên quan.

  1. Giá thành công trình xây dựng

– Như các chi phí nêu trên cuối mỗi kỳ hoàn thành công trình => Tính giá thành các công trình, kiểm tra xem công trình nào đã hoàn thành, công trình nào đang  thi công dở dang để theo dõi trên dự nợ TK 154

– Đối với công trình hoàn thành một phần hoặc hoàn thành toàn bộ

Nợ TK 6322

Có TK 154 – Giá vốn công trình hoàn thành

– Lập và theo dõi báo cáo giá thành của từng công trình (Lập chi tiết cho các công trình).

– So sánh doanh thu và giá vốn chi tiết cho mỗi công trình cụ thể. Lưu ý là các công trình về mặt so sánh doanh thu – giá vốn này luôn để lãi dù là nhỏ => Đảm bảo đúng nguyên tắc TK 5112 luôn lớn hơn TK 6322 (Đảm bảo cho các công trình chứ không phải số liệu tổng trên cân đối tài khoản).

– Lập bảng theo dõi chi phí kinh doanh dở dang cho các công trình đang thi công chưa hoàn thành (Vì các công trình xây dựng thường có tính chất kéo dài từ năm này sang năm khác) => Đảm bảo các nội dung chi tiết dở dang cho các công trình như Chi phí NVL dở dang, Chi phí nhân công dở dang, chi phí máy thi công,…

– Theo dõi doanh thu tổng cho công trình mẹ so với giá vốn tổng cho công trình mẹ và tương ứng cho các hạng mục công trình con.

– Cuối cùng so sánh giữa các bảng tổng hợp NVL hạch toán so với dự toán, cũng như gia thành thực tế so với giá thành của dự toán.

  1. Theo dõi đối chiếu các báo cáo kế toán

6.1. Báo cáo công nợ với Chủ đầu tư

– Một Công ty có thể thi công cho một Chủ đầu tư nhiều công trình khác nhau nên khi hạch toán công nợ cần theo dõi chi tiết vừa theo Chủ đầu tư, đồng thời vừa theo tên công trình, hạng mục công trình thì mới đáp ứng được yêu cầu quản lý.

– Lập báo cáo tổng hợp công nợ phải thu của các khách hàng.

– Lập các biên bản đối chiếu cuối mỗi năm.

6.2. Báo cáo tồn kho NVL

– Theo dõi chi tiết các NVL tồn kho để lên kế hoạch xuất kho cho các công trình trong năm tới.

– Báo cáo công nợ phải trả cho nhà cung cấp: Căn cứ hợp đồng và điều khoản thanh toán cônh nợ với các nhà cung cấp để thanh toán đúng hạn theo hợp đồng nếu quá hạn thì kế toán còn lập điều chỉnh các vấn đề liên quan đến thuế GTGT.

– Báo cáo trích khấu hao TSCĐ và các Báo cáo tính phân bổ CCDC.

– Các báo cáo về dòng tiền. Để có hướng khắc phục nếu thiếu dòng tiền như thay đổi đăng ký kinh doanh, làm các hợp đồng vay, mượn tiền của các tổ chức, cá nhân để bổ sung dòng tiền hợp lý.

>>Xem thêm: Một số lỗi sai trong doanh nghiệp xây dựng

  1. Lập báo cáo tài chính:

Công việc cuối cùng của kế toán xây dựng là lập BCTC. Ngoài một số lưu ý trong báo cáo tài chính đã trình bày ở trên, cần nắm vững một số nội dung sau:

– Bảng cân đối tài khoản.

– Bảng cân đối kế toán.

– Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

– Thuyết minh báo cáo tài chính.

Trên đây là bài viết Một số vấn đề quan trọng kế toán xây dựng cần phải biết để có thể làm tốt công việc kế toán xây dựng bạn cần phải có thời gian và kinh nghiệm thực tế. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về kế toán xây dựng có thể tham gia một Khóa học kế toán xây dựng trên chứng từ thực tế của Trung tâm kế toán Hà Nội. Với hình thức dạy kèm riêng 1-1 với giảng viên là kế toán trưởng cao cấp đã và đang làm dịch vụ kế toán cho đơn vị kế toán xây dựng sẽ giúp bạn có thêm được cái nhìn chuyên sâu về kế toán xây dựng ngoài kỹ năng làm việc bạn còn có được những thủ thuật để có thể làm tốt công việc của một kế toán xây dựng.

Hotline: 0974 975 029  (Mr Quân)

Bài viết liên quan:

Leave a Comment

KẾ TOÁN HÀ NỘI GROUP - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ

Hotline: 0974 975 029 (Mr Quân)

Email: Hotrokthn@gmail.com

Giấy phép ĐKKD số: 0103648057 cấp bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.

Giấy phép đào tạo Kế Toán Thực Hành số: 7619/QĐ-SGD&ĐT cấp bởi Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.

CAM KẾT KHÔNG THÀNH NGHỀ KHÔNG THU HỌC PHÍ

CÁC ĐỊA CHỈ HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH THỰC TẾ CỦA TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

CS1 : Lê Trọng Tấn - Thanh Xuân - Hà Nội
CS2 : Duy Tân - Dịch Vọng - Cầu Giấy - Hà Nội
CS3 : KĐT Sài Đồng - Long Biên - Hà Nội
CS4 : Ngô Thì Nhậm - Hà Đông - Hà Nội
CS5 : 30 Nguyên Hồng - Đống Đa -Hà Nội
CS6 : 124 Lạc Trung - Hai Bà Trưng - Hà Nội
CS7: Cổ Bi – Gia Lâm – Long Biên – Hà Nội
CS8 : Vân Côi – Quận Tân Bình - HCM
CS9 : 35 Lê Văn Chí - Q. Thủ Đức - TP HCM
CS10 : Nguyễn Trãi - Võ Cường - Tp. Bắc Ninh
CS11 : Lạch Tray - Q. Ngô Quyền - Tp. Hải Phòng
CS12 : Đoàn Nhữ Hài - TP Hải Dương
CS13 : Nguyễn Trãi - Q Ninh Kiều - Tp Cần Thơ
CS14 : KĐT Sông Hồng - Lý Nam Đế - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc
CS15 : Hoàng Văn Thụ - Tp.Thái Nguyên
CS16 : Hoàng Hoa Thám - Thủ Dầu 1 - Bình Dương
CS17 : Nguyễn Văn Cừ - TP Hạ Long - Quảng Ninh
CS18 : Trần Nguyên Hãn - Tp.Bắc Giang
CS19 : Kim Đồng - Trần Hưng Đạo - Tp Thái Bình
CS20 : Đường Giải Phóng - Tp. Nam Định
CS21 : Trần Cao Vân - Q Thanh Khê - Tp Đà Nẵng
CS22 : Tràng An - p Tân Thành - TP. Ninh Bình
CS23 : Hà Huy Giáp – Biên Hòa – Đồng Nai
CS24 : Quy Lưu - Minh Khai - Phủ Lý - Hà Nam
CS25 : Phong Định Cảng - TP Vinh - Nghệ An
CS26 : Đường Hà Huy Tập - TP Hà Tĩnh
  CS27: Đường Ngô Quyền - TP Huế
CS28: Trần Hưng Đạo – Long Xuyên – An Giang
CS29: Thái Sanh Hạnh – Mỹ Tho – Tiền Giang
CS30: Phan Chu Trinh – TP Vũng Tàu
CS31: 03 p 6 – TP. Tân An – tỉnh Long An
CS32: Võ Trường Toản – Cao Lãnh – Đồng Tháp
CS33: Nguyễn Hùng Sơn–Rạch Giá–Kiên Giang
CS34: Lê Thị Riêng – phường 5 – TP Cà Mau
CS35: Trần Phú – phường 4 – TP Vĩnh Long
CS36: Phạm Ngũ Lão – phường 1 – TP Trà Vinh
CS37: Hai Bà Trưng – phường 1 – TP Bến Tre
CS38: Tôn Đức Thắng – Phường 1 – TP Bạc Liêu