Trang chủ » Tài Liệu Kế Toán » Sinh viên kế toán năm cuối chuẩn bị gì trước khi tìm việc?

Sinh viên kế toán năm cuối chuẩn bị gì trước khi tìm việc?

Khi bước vào năm học cuối cùng của giảng đường đại học, hầu hết các sinh viên kế toán không khỏi băn khoăn và lo lắng về việc tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp. Vậy, các bạn sinh viên phải chuẩn bị những gì khi đi tìm việc và phỏng vấn ứng tuyển?

Nhiều giám đốc tuyển dụng cho biết kinh nghiệm có liên quan đến công việc sắp tới của ứng viên là yếu tố quan trọng nhất trong quyết định tuyển người. Thật không may, sinh viên kế toán mới ra trường thường có quá ít những trải nghiệm thực tế kế toán. Vậy các bạn sinh viên kế toán cần chuẩn bị những gì cho công việc sớm tới

Tự tin dù chưa có kinh nghiệm

Hầu hết các bạn sinh viên kế toán mới ra trường đều rất bỡ ngỡ trong quá trình tìm kiếm việc làm và tiếp cận với các doanh nghiệp để xin việc làm. Một điều dễ nhận thấy rằng hầu hết các doanh nghiệp khi đăng thông tin tuyển dụng đều đòi hỏi ứng viên phải có kinh nghiệm trong khi sinh viên kế toán mới ra trường, nếu không có doanh nghiệp nào nhận vào làm, không đi làm thì lấy kinh nghiệm ở đâu?

Trả lời câu hỏi này, nhiều doanh nghiệp cho rằng, dù yêu cầu như vậy nhưng doanh nghiệp vẫn tiếp nhận hồ sơ của các bạn chưa có kinh nghiệm. Do đó các bạn không nên e ngại khi có ý định nộp hồ sơ xin việc vào các doanh nghiệp. Dù chưa có kinh nghiệm, chưa từng làm ở đâu nhưng trong thời gian thử việc, nếu các bạn thể hiện được khả năng của mình thì doanh nghiệp cũng không thể từ chối các bạn được!

Muốn tìm kiếm một công việc ổn định, bạn hãy chuẩn bị cho mình một hành trang xin việc đầy đủ.

Sinh viên kế toán mới ra trường: Tôi là ai?

Có thế nói rằng, việc xuất hiện ngày càng nhiều các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn quốc tế lớn đã mang đến cho các bạn sinh viên mới ra trường rất nhiều cơ hội việc làm và tất nhiên cả cơ hội thăng tiến nữa. So với các tỉnh, thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội, Bình Dương, Đà Nẵng… thì các bạn sinh viên kế toán mới ra trường ở các tỉnh khác có ít cơ hội hơn nhưng không phải là không có.

Trước hết các bạn phải xem công việc đó có phù hợp, có đúng với chuyên ngành mà mình đã học hay không? Ngoài ra các bạn cần phải xem mình có những khả năng gì nổi bật mà trong công việc sắp tới mình có thể phát huy thế mạnh đó không? Khả năng giao tiếp, kinh nghiệm, các văn bằng chứng chỉ như Anh Văn, Vi tính… cũng là yếu tố đặc biệt quan trọng, cộng điểm cho các bạn khi gửi hồ sơ xin việc. Đánh giá được khả năng và sở trường của mình sẽ giúp các bạn lựa chọn được công việc phù hợp với mình hơn và khả năng “lọt” vào “tầm ngắm” của nhà tuyển dụng cũng sẽ cao hơn.

Với các bạn sinh viên kế toán, trong quá trình học tập ở nhà trường thường tham gia các phong trào, hoạt động của đoàn, hội của trường sẽ giúp các bạn năng động hơn và các doanh nghiệp cũng đánh giá cao quá trình hoạt động xã hội này của các bạn. Do đó, khi đi phỏng vấn hay làm đơn xin việc các bạn phải thể hiện được năng khiếu nổi trội của mình. Việc các bạn đi làm bán thời gian, đi dạy kèm hay làm tiếp thị… trong quá trình học cũng là những điều kiện để các doanh nghiệp đánh giá cao bạn.

Bên cạnh đó, với không ít nhà tuyển dụng, điều mà họ muốn nhìn thấy nhất ở ứng viên là khả năng hòa nhập với công ty lẫn đồng nghiệp.

Bằng cấp không quyết định tất cả

Nền tảng học vấn của ứng viên cũng là yếu tố “ghi điểm” được thể hiện ở nơi học, chuyên ngành và bằng cấp. Hãy đảm bảo phần này có đề cập đến cả các khóa học khác và những dự án hoàn chỉnh nếu chúng có liên quan đến công việc.

Nhiều sinh viên băn khoăn rằng bằng cấp của các trường ở tỉnh không có thương hiệu bằng bắng cấp của các trường ở TP.HCM hay bằng của trường dân lập, tư thục… không bằng bằng của các trường công lập… như vậy khi đi xin việc sẽ không được các doanh nghiệp đánh giá cao?

Nhưng theo các doanh nghiệp và nhà tuyển dụng, văn bằng của các trường không phải là yếu tố quyết định, bằng của trường nào cũng được xem xét như nhau, quan trọng là khả năng làm việc, tiếp nhận và xử lý công việc của các bạn như thế nào trong quá trình làm việc thực tế. Do đó, trước khi trở thành nhân viên chính thức của các doanh nghiệp, các bạn sinh viên đều có thời gian để các bạn thử thách (có thể từ 1-3 tháng) qua đó doanh nghiệp sẽ đánh giá năng lực thực tế của các bạn và xem xét khả năng phù hợp của các bạn đối với công việc như thế nào? Cũng có thể trong quá trình thử việc các bạn cũng sẽ được tập huấn, bổ sung những kỹ năng, kiến thức cần thiết cho công việc mà các bạn tiếp nhận.

Vài năm đầu sau khi tốt nghiệp chỉ là khởi đầu của một quá trình khám phá lâu dài. Bạn có thể phải làm những công việc tẻ nhạt, hoàn toàn không phù hợp với tích cách.

Nhưng hãy nhớ rằng, không ai làm mãi một nghề. Khi cuộc sống của bạn có nhiều thứ để lo lắng hơn bạn sẽ ít phạm sai lầm trong nghề nghiệp hơn. Bạn sẽ học được nhiều từ những vấp ngã ban đầu.

“Sự nghiệp của mỗi người là một quá trình dài trong đó công việc đầu tiên chỉ là viên gạch khởi đầu. Từng bước, từng bước bạn sẽ nhận ra con đường sự nghiệp của mình”

Thể hiện lòng đam mê

Đam mê là ưu điểm hàng đầu mà nhiều nhà tuyển dụng tìm kiếm ở ứng viên. Những người hết lòng với công việc cho thấy họ là nhân viên hiệu quả tiềm năng. Để trả lời câu hỏi: “Tại sao anh/chị muốn làm ở đây?”, trong mọi trường hợp bạn nên nhấn mạnh đến thế mạnh của công ty cũng như các thách thức ở vị trí mới. Thái độ “nhiệt tình hay hờ hững” với công việc không qua mắt được ban tuyển dụng và họ cũng sẽ cảm thấy tương tự như thế về bạn.

Cuối cùng bạn cần chuẩn bị cho mình một trải nghiệm với môi trường thực tế  kế toán để có thể biết được công việc kế toán sắp tới bạn làm ra sao.

Kinh nghiệm thực tế là điều tất yêu mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng đều mong muốn ứng viên của mình có. Nhất là đối với ngành kế toán đòi hỏi những số liệu phải chính xác, không đơn vị nào muốn mạo hiểm với kế toán chưa từng biết qua những nghiệp vụ hay xử lý hóa đơn chứng từ cả. Vậy nên trang bị cho mình những kiến thức kế toán cơ bản và nghiệp vụ kê toán vững vào luôn là điều cần thiết đối với các bạn sinh viên kế toán.

Hiện nay, việc tiếp cận môi trường thực tế kế toán cũng không hẳn là khó. Các bạn sinh viên kế toán có thể xin thực tập tại những doanh nghiệp đang hoạt động, hay theo học một khóa học kế toán thực hành ngắn hạn cấp tốc trên chứng từ hóa đơn thực tế của một Trung tâm đào tạo kế toán thực hành.

Thứ nhất, việc xin thực tập tại doanh nghiệp đang hoạt động cũng không quá khó khăn, nhiều đơn vị có thể nhận bạn thực tập tại đơn vị của họ. Tuy nhiên do đặc thù công việc kế toán cần chính xác tỉ mỉ và có sự liên quan theo một trình tự., đội ngũ kế toán khó lòng có thể giao cho bạn làm một phần hành nào đó. Vì đơn giản họ không muốn mạo hiểm với việc bị xử phạt do làm sai hay làm lại phần bạn kê khai sai. Thường sẽ bố trí cho bạn những việc ít có ảnh hưởng tới những sổ sách chứng từ. Và thời gian bạn thực tập tại doanh nghiệp có thể là 3-6 tháng bạn có thể học được gì nhiều không? Chắc hẳn bạn cũng hiểu là mình sẽ thu lại được những gì rồi phải không?

Thừ hai, lựa chọn tham gia một khóa học kế toán thực hành ngắn hạn cấp tốc trên chứng từ hóa đơn thực tế của một Trung tâm đào tạo kế toán thực hành lựa chọn này sẽ tiêu tốn của bạn một khoản chi phí, nhưng điểm khác biệt ở đây là gì đó chính là việc bạn được trải nghiệm môi trường thực tế kế toán với những hóa đơn chứng từ sổ sách thực tế mà doanh nghiệp đang hoạt động. Bạn không chỉ nhìn ngắm nó mà bạn sẽ trực tiếp làm việc với nó với sự hỗ trợ của đội ngũ giảng viên là kế toán trưởng lâu năm làm việc tại doanh nghiệp họ sẽ hướng dẫn bạn cách sắp xếp hóa đơn chứng từ sao cho hợp lý hợp lệ, cách kê khai làm việc với hóa đơn chứng từ hàng tháng hàng quý, tìm hiểu và làm việc với phần mềm kế toán chuyên dụng như Excel, Misa, Fast, Bravo, làm sao để lên được bộ báo cáo tài chính hoàn chỉnh, kỹ năng quyết toán thuế làm việc với cơ quan thuế… Những điều này chắc hẳn không xa lạ với bạn vì bạn đã được họ tại nhà trường nhưng khác biệt ở đây là bạn được trải nghiệm và trực tiếp làm nó. Từ đó, bạn hiểu được công việc kế toán cần làm những gì, áp lực của công việc ra sao từ đấy bạn có đươc kinh nghiệm và kỹ năng làm việc trong doanh nghiệp.

Hi vọng bài viết có thể giúp bạn có được sự chuẩn bị tốt nhất cho công việc kế toán sắp tới.

Chúc bạn có được công việc như mong muốn!

Bài viết liên quan:

Comments are closed.

KẾ TOÁN HÀ NỘI GROUP - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ

Hotline: 0974 975 029 (Mr Quân)

Email: Hotrokthn@gmail.com

Giấy phép ĐKKD số: 0103648057 cấp bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.

Giấy phép đào tạo Kế Toán Thực Hành số: 7619/QĐ-SGD&ĐT cấp bởi Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.

CAM KẾT KHÔNG THÀNH NGHỀ KHÔNG THU HỌC PHÍ

CÁC ĐỊA CHỈ HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH THỰC TẾ CỦA TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

CS1 : Lê Trọng Tấn - Thanh Xuân - Hà Nội
CS2 : Duy Tân - Dịch Vọng - Cầu Giấy - Hà Nội
CS3 : KĐT Sài Đồng - Long Biên - Hà Nội
CS4 : Ngô Thì Nhậm - Hà Đông - Hà Nội
CS5 : 30 Nguyên Hồng - Đống Đa -Hà Nội
CS6 : 124 Lạc Trung - Hai Bà Trưng - Hà Nội
CS7: Cổ Bi – Gia Lâm – Long Biên – Hà Nội
CS8 : Vân Côi – Quận Tân Bình - HCM
CS9 : 35 Lê Văn Chí - Q. Thủ Đức - TP HCM
CS10 : Nguyễn Trãi - Võ Cường - Tp. Bắc Ninh
CS11 : Lạch Tray - Q. Ngô Quyền - Tp. Hải Phòng
CS12 : Đoàn Nhữ Hài - TP Hải Dương
CS13 : Nguyễn Trãi - Q Ninh Kiều - Tp Cần Thơ
CS14 : KĐT Sông Hồng - Lý Nam Đế - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc
CS15 : Hoàng Văn Thụ - Tp.Thái Nguyên
CS16 : Hoàng Hoa Thám - Thủ Dầu 1 - Bình Dương
CS17 : Nguyễn Văn Cừ - TP Hạ Long - Quảng Ninh
CS18 : Trần Nguyên Hãn - Tp.Bắc Giang
CS19 : Kim Đồng - Trần Hưng Đạo - Tp Thái Bình
CS20 : Đường Giải Phóng - Tp. Nam Định
CS21 : Trần Cao Vân - Q Thanh Khê - Tp Đà Nẵng
CS22 : Tràng An - p Tân Thành - TP. Ninh Bình
CS23 : Hà Huy Giáp – Biên Hòa – Đồng Nai
CS24 : Quy Lưu - Minh Khai - Phủ Lý - Hà Nam
CS25 : Phong Định Cảng - TP Vinh - Nghệ An
CS26 : Đường Hà Huy Tập - TP Hà Tĩnh
  CS27: Đường Ngô Quyền - TP Huế
CS28: Trần Hưng Đạo – Long Xuyên – An Giang
CS29: Thái Sanh Hạnh – Mỹ Tho – Tiền Giang
CS30: Phan Chu Trinh – TP Vũng Tàu
CS31: 03 p 6 – TP. Tân An – tỉnh Long An
CS32: Võ Trường Toản – Cao Lãnh – Đồng Tháp
CS33: Nguyễn Hùng Sơn–Rạch Giá–Kiên Giang
CS34: Lê Thị Riêng – phường 5 – TP Cà Mau
CS35: Trần Phú – phường 4 – TP Vĩnh Long
CS36: Phạm Ngũ Lão – phường 1 – TP Trà Vinh
CS37: Hai Bà Trưng – phường 1 – TP Bến Tre
CS38: Tôn Đức Thắng – Phường 1 – TP Bạc Liêu