Tổng hợp một số mẫu bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có đáp án lời giải
Tổng hợp một số mẫu bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có đáp án lời giải
Mẫu bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có lời giải
7 mẫu bài tập nghiệp vụ kế toán có lời giải
Bài tập nghiệp vụ kế toán có lời giải
Nhằm mục đích giúp các bạn chưa có kinh nghiệm làm kế toán ngân hàng có thể biết được một số nghiệp vụ kế toán trong ngân hàng Ketoanhn.org đã Tổng hợp một số mẫu bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có đáp án lời giải các bạn cùng tham khảo nhé.
Nếu bạn chưa biết kế toán trong ngân hàng cần làm việc gì có thể tham khảo thêm bài viết: Mô tả công việc kế toán ngân hàng
Nghiệp vụ kế toán 1:
NGÀY 5/5/200X, khách hàng A gửi tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng, số tiền 50 triệu, lãi suất 0,9%/tháng. Lãi suất không kỳ hạn: 0,3%/1thang. Ngân hàng dự chi lãi vào ngày cuối tháng.
A/Trả lãi trước
1/ ngày 16/7/200X khách hàng đến rút tiền trước hạn
2/ ngày 5/8/200X khách hàng đến rút gốc và lãi.
3/ ngày 9/9/200X khách hàng đến rút gốc và lãi
B/Trả lãi định kỳ(Trả lãi 1 tháng 1 lần vào ngày cuối tháng)
1/ Ngày 5/8/200X khách hàng đến rút gốc và lãi.
2/ Ngày 9/9/200X khách hàng đến rút gốc và lãi.
3/16/7/200X khách hàng đến rút gốc và lãi
Lời giải:
A/Trả lãi trước
Do là trả lãi trước nên Vào ngày 5/5/200X NH hạch toán như sau :
Nợ Tk 1011:50.000.000-1.380.000 = 48.620.000
Nợ Tk 3880: 50.000.000*0,9%*92/30 =1.380.000
Có Tk 4232: 50.000.000
31/5 NH hạch toán phẩn bổ lãi trả trc vào CP lãi
Nợ Tk 8010 :50.000.000*0,9%*31/30=465.000
Có Tk 3880 :50.000.000*0,9%*31/30=465.000
30/6 NH hạch toán phẩn bổ lãi trả trc vào CP lãi
Nợ Tk 8010 :50.000.000*0,9%=450.000
Có Tk 3880 :50.000.000*0,9%=450.000
16/7 KH rút trước hạn ta tính lãi như sau:
Lãi KH đã nhận :1.380.000
Lãi KH thực nhận dc:50.000.000*0,3%*72/30 = 360.000
Vậy NH Hạch toán như sau :
Nợ Tk 4232: 50.000.000
Có Tk 1011: 50.000.000
Số tiền khách hàng phải nộp lại là 1.380.000-360.000= 1.020.000
Nợ 1011: 1.020.000
Có 3380: 465.000
Có 8010: 450.000+465.000-360.000= 555.000
2/ ngày 5/8/200X khách hàng đến rút gốc và lãi.
Hàng tháng NH hạch toán phẩn bổ lãi trả trc vào CP lãi như trên
Ngày 5/8/200X NH hạch toán trả gốc cho KH:
Nợ Tk 4232:50.000.000
Có Tk 1011:50.000.000
3/ ngày 9/9/200X khách hàng đến rút gốc và lãi
31/8 NH hạch toán lãi phải trả:
Nợ Tk 8010: 50.000.000 * 0.9%*31/30=465.000
Có Tk 4913 50.000.000 * 0.9%*31/30=465.000
Số lãi Kh nhận được 5/8 > 9/9 là 50.000.000 * 0.3%*35/30 = 175.000
N 4232 : 50.000.000
N 4913 : 175.000
C 1011 :50.175.000
NH ghi nhận giảm chi phí lãi đã dự chi:
N 4913:290
C 8010: 465.000 – 175.000=290.000
B/Trả lãi định kỳ(Trả lãi 1 tháng 1 lần vào ngày cuối tháng)
Nghiệp vụ kế toán 2:
Công ty TNHH Anh Huy kê khai và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Có số liệu liên quan trong kỳ được cho trong các tài liệu sau:
Tài liệu 1: số dư đầu kỳ của vài tài khoản:
– tài khoản 111 120.000.000 đồng
– Tài khoản 112 (Tiền gửi ngân hàng) 260.000.000 đồng
– Tài khoản 131( công ty An Hòa) 149.700.000 đồng
– Tài khoản 331( công ty Hòa Huy) 173.500.000 đồng
Tài liệu 2: trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
1) Công ty vay ngắn hạn 300.000.000 đồng, dùng để bổ sung vốn kinh doanh. Cong ty đã nhận được giấy báo có về số tiền vay ngắn hạn.
2) Công ty nhận bằng tiền gửi ngân hàng của công ty An Hòa là 149.700.000 đồng về khoản nợ kỳ trước. công ty đã nhận được giấy báo có của ngân hàng.
3) Công mua 2.000 kg nguyên vật liệu, giá thanh toán 66.000.000 đồng, gồm 10% thuế GTGT, thanh toán bằng chuyển khoản. vật liệu đã nhập kho đủ. Chi phí vận chuyển thanh toán bằng tiền mặt là 2.000.000 đồng, thuế GTGT là 10%
4) Công ty xuất kho bán một số thành phẩm có giá thực tế xuất kho là 60.000.000 đồng, giá thanh toán là 99.000.000 đồng, gồm 10% thuế GTGT , khách hàng đã thanh toán tiền mua hàng bằng chuyển khoản.
5) Công ty thanh toán nợ phải trả công ty Hòa Huy bằng tiền gửi ngân hàng. Công ty đã nhận được giấy báo Nợ.
6) Công ty xuất quỹ tiền mặt thanh tiền điện sử dụng tại phân xưởng sản xuất 12.100.000 đồng, gồm 10% thuế GTGT.
7) Thu hồi các khoản nự phải thu về bán hàng kỳ trước , bằng tiền mặt nhập quỹ là 15.000.000 đồng. thu hồi tạm ứng chi không hết bằng tiền mặt nhập quỹ, số tiền 2.000.000 đồng.
Yêu cầu:định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Giải
Vay ngắn hạn
1) Nợ 1121 300.000.000
Có 311 300.000.000
Thanh toán nợ
2) Nợ 1121 149.700.000 (Tiền gửi ngân hàng)
Có 131(An Huy) 149.700.000
Mua vật liệu
3a) Nợ 152 60.000.000
Nợ 133 6.000.000
Có 1121 66.000.000
Chi phí vận chuyển
3b) Nợ 152) 2.000.000
Nợ 133 200.000
Có 1111 2.200.000
Giá vốn hàng bán
4a) Nợ 632 60.000.000
Có 155 60.000.000
Ghi nhận doanh thu
4b) Nợ 1121 99.000.000 (Tiền gửi ngân hàng)
Có 511 90.000.000
Có 3331 9.000.000
Thanh toán cho người bán
5) Nợ 331(Thanh Bình) 173.500.000
Có 1121 (Tiền gửi ngân hàng) 173.500.000
Chi phí phát sinh
6) Nợ 627 11.000.000
Nợ 133 1.100.000
Có 1111 12.100.000
Thu hồi nợ bán hàng và tiền tạm ứng là tiền mặt
7) Nợ 1111 17.000.000
Có 141 2.000.000
Có có 131 15.000.000
Nghiệp vụ kế toán 3:
Nhận được báo Có của NHNN về số tiền mà kho bạc đã chuyển vào TK của NH Ngoại Thương: 4 tỷ. Số tiền này Chính Phủ ủy thác cho NH để cho vay theo kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng. Trong kỳ, đã giải ngân cho Cty XD N: 600tr. Trong đó trả vào TKTG của Cty XD mở tại chính NH: 300tr, chuyển tiền qua TTBT trả cho Cty cơ khí 200tr mở tại NHTM D, lĩnh 100tr để trả lương và tiền thuê nhân công. NH nhận được 5tr phí ủy thác của bộ tài chính chuyển vào TKTG tại NHNN. Trong số phí này, phải nộp thuế VAT 10%.
– Khi nhận uỷ thác:
Nợ 1113: 4.000.000.000
Có 4412: 4000.000.000 (Vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư, cho vay nhận của Chính phủ)
– Khi giải ngân cho khách hàng:
Nợ 359: 600.000.000
Có 4211.CTY XD N: 300.000.000
Có 5012 : 200.000.000
Có 1011 : 100.000.000
– Khi thông báo cho NH uỷ thác:
Nợ 4412: 600.000.000
Có 459: 600.000.000
– Đồng thời nhập 981: 600.000.000 ( cho vay, đầu tư theo hợp đồng nhận uỷ thác)
– Lệ phí uỷ thác:
Nợ 1113 : 5.000.000
Có 714 : 4.500.000
Có 4531 : 500.000 ( thuế VAT)
Xem thêm: Bốn tình huống trong kế toán ngân hàng thường gặp
Nghiệp vụ kế toán 4:
Ngày 20/06/2007 Bà Nguyễn Thuỷ đến ngần hàng Phương Nam rút tiền gửi tiết kiệm và tất toán như sau:
Quyển 1: Số tiền gốc 200tr gửi kỳ hạn 3 tháng lãi 6.7% năm từ ngày 20/03/2007
Quyển 2: Số tiền gốc 100tr gửi kỳ hạn 6 tháng lãi 6.89% năm gửi từ ngày 25/4/2007. Biết cứ đến ngày 27 của tháng thì ngân hàng tính dự chi lãi. lãi ko kỳ hạn la 3.4% năm.
Tính lãi của khách hàng và xử lý: (Đề thì VPBank Thăng Long)
Hạch toán:
Quyển 1: 20/3/2007 đến 20/6/2007 = 3 tháng. Khách hàng rút đúng hạn.
Lãi = 200 *6,7% *3/12=3,35 triệu
Tổng số tiền nhận được= 200+ 3,35= 203,35 triệu
Nợ 4913: 3,35 triệu
Nợ 4232.3t.NT: 200 triệu
Có 1011: 203,35 triệu
Quyển 2: thời hạn 6 tháng.Ngày 20/6/2007 rútà rút trước hạn
25/4 25/5 25/6 25/7 25/10
20/6
-Ngày 27 hàng tháng ngân hàng tính lãi dự chi. Số ngày đã đựơc ngân hàng tính lãi dự chi = 33 ngày ( 25/4 à 27/5)
Lãi dự chi = 100 * 6,89%* 33/ 360 =0,6316 (triệu)
-Khách hàng rút trước hạn, tính theo lãi không kì hạn.25/4à20/6= 56 ngày.
Lãi thực trả =100* 3,4%*56/360 = 0,5289 (triệu)
- số dư chi phải hoàn = 0,6316 – 0,5289 = 0,1027 (triệu)
Định khoản:
– Nợ 4232.6T.NT: 100.000.000
Có 1011: 100.000.000
– Nợ 4913: 528.900
Có 1011: 528.900
– Nợ 4913: 102.700
Có 801: 102.700
Nghiệp vụ kế toán 5:
Ông Trần Văn Lâm đến gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn với số tiền: 100.000.000 đ với kỳ hạn 3 tháng lãi suất 0.67%/tháng. Ngày gửi là 15/06/2007.
Nhưng dến ngày 20/06/2007 ngân hàng thay đổi lãi suât kỳ hạn 3 tháng lên 0.70%/tháng và không kỳ hạn là 0.25%/tháng.
Ngày 20/10/2007 khách hàng tất toán tiền gửi.
Nhân viên ngân hàng dự chi vào ngày 27 hàng tháng.
Hạch toán tiền gửi và số tiền lãi khách hàng nhận vào ngày 20/10/2007
15/06 15/7 15/8 15/9 20/10
-Khi khách hàng gửi tiền:
Nợ 1011: 100.000
Có 4232.3T.TVL: 100.000
– Ngân hàng tính lãi dự trả:
Ngày 27/6/07 ngân hàng tính lãi dự trả từ ngày 15/6/07 đến ngày 26/7/07:
Lãi dự trả: 100.000*0.67%*42 (ngày)/30=938
Lãi dự trả tháng đầu tiên:
Nợ 801: 938
Có 4913: 938
Ngày 27/7/07 ngân hàng tính lãi dự trả từ 27/7/07 đến 26/8/07
Lãi dự trả: 100.000*0.67%=670
Lãi dự trả tháng thứ 2:
Nợ 801: 670
Có 4913: 670
Ngày 27/8/06 ngân hàng tính lãi dự trả từ 27/8/06 đến 26/9/06
Lãi dự trả: 100.000*0.67%=670
Nợ 801:670
Có 4913: 670
–Tổng lãi dự trả: 938+670+670=2278
–Lãi thực trả cho khách hàng từ ngày 15/6/07 đến ngày 14/9/07 là:
100.000*0.67%*92/30=2054,67
– Lãi thực trả cho khách hàng từ ngày 15/9/07 đến ngày 20/10/07 là (lãi kỳ trước đã nhập vốn): (100.000+2054,67)*0.25%*35/30=297,66
Định khoản:
-Lãi nhập vốn:
Nợ 4913 : 2054,67
Có 4232.12T.TVL: 2054,67
– Khách hàng rút lãi :
Nợ 4913: 223,33 (2278-2054,67)
Có 801: 223,33 (giảm chi do khoản dự chi lớn hơn thực chi)
Nợ 801: 297,66
Có 1011: 297,66
-Khách hàng rút vốn:
Nợ 4232.12T.TVL: 102054,67 (100.000+2054,67)
Có 1011 : 102054,67
Nghiệp vụ kế toán 6:
Ngày 12/7/2007, Ô.Bắc đến NH Ngoại Thương xin rút TM 1 tờ chứng chỉ tiền gửi, thời hạn 12 tháng từ 12/10/06 đến 12/10/07 (trả lãi trước) mệnh giá 600tr, LS 0,5%/tháng, còn 3 tháng nữa mới đáo hạn. Theo quy định của NH, trường hợp này KH chỉ được hưởng LS 0,3%/tháng
– Số tiền thực gửi: = 600tr/(1+0,5%*12)=566,04tr
– Số tiền lãi có thể nhận được khi đến hạn là: 600tr-566,04tr=33,96tr
– Tại thời điểm phát hành:
Nợ 1011: 566,04tr
Nợ 388 (Chi phí chờ phân bổ) : 33,96tr
Có 4232.12T.OB: 600tr
-Định kỳ hàng tháng phân bổ lãi vào chi phí (từ tháng đầu tiên đến tháng 9)
Nợ 801: 2,83tr (33,96tr/12T)
Có 388: 2,83tr
-Đến hết tháng 9 thì NH đã phân bổ được 2,83*9=25,47tr, còn 8,49tr chưa phân bổ
-Khách hàng rút trước hạn. tính theo lãi không kì hạn 0,3%/tháng.
– Số tiền lãi thực nhận: 566,04tr*0.3%*9=15,28tr
– Số tiền khách hàng nhận được ngày 12/7 là: 600tr+15,28-33.96=581,323tr
Định khoản:
-Khách hàng rút tiền mặt:
Nợ 4232.12T.OB:566,04tr
Nợ 801 : 15,28
Có 1011: 582,159tr
– Hạch toán phần lãi:
Nợ 4232.12T.OB: 33,96tr
Có 388: 8,49tr
Có 801: 25,47tr (thoái chi)
Nghiệp vụ kế toán 7:
Ngày 1/4/20004 tại NHTM A phát sinh nghiệp vụ như sau: ngân hàng A thu được khoản nợ của khách hàng D là 20 tr đồng bằng tiền mặt. Khoản nợ này NH A đã lập dự phòng đủ 20 tr đồng. Đồng thời NH trích dự phòng quý một năm 2004 là 100 tr đồng.
Định khoản:
Nợ 1011: 20tr
Có 79 : 20 tr
Xuất 971: 20tr
Nợ 8822: 100tr
Có 219: 100tr
Xem thêm: 4 Mẫu bài tập định khoản nghiệp vụ kế toán Hành chính sự nghiệp có đáp án lời giải
Trên đây là bài viết Tổng hợp một số mẫu bài tập nghiệp vụ kế toán ngân hàng có đáp án lời giải nếu bạn cần tìm hiểu thêm về nghiệp vụ kế toán ngân hàng thủ thuật làm kế toán có thể tham gia một khóa học kế toán thực hành trên chứng từ hóa đơn thực tế của trung tâm
Liên hệ Hotline: 0974 975 029 (Hỗ trợ 24/7)
Ketoanhn.org chúc bạn học tập và làm tốt công việc kế toán ngân hàng
Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan cần giải đáp bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ. Tổng đài hỗ trợ tư vấn miễn phí: 1900 6246
Kết nối với chúng tôi: https://www.facebook.com/ketoanhn.org/