Tổng hợp một số câu hỏi về báo cáo tài chính mới nhất
Bài viết dưới đây Ketoanhn.org xin Tổng hợp một số câu hỏi về báo cáo tài chính mới nhất các bạn cùng tham khảo nhé.
Xem thêm: Thời hạn nộp báo cáo tài chính và nơi nhận báo cáo tài chính theo Thông tư 200
Câu hỏi 1: Em là một kế toán mới ra trường chưa có kinh nghiệm, đi làm ở một công ty, chưa quen với sổ sách nhiều. Bây giờ quyết toán cuối năm thì em phải bắt đầu từ đâu và cần những tài liệu, chứng từ gì?
Trả lời:
Bạn hãy làm theo các bước cơ bản sau:
- Tập hợp chứng từ phát sinh của 12 tháng, kiểm tra chứng từ tập hợp được với báo cáo thuế đã kê khai ( Số hóa đơn thiếu hay đủ, nội dung kê khai đúng hay sai, …)
- Xem lại báo cáo tài chính năm 2011, lấy số dư của các TK năm 2011 sang làm số dư đầu kỳ năm 2012 ( Lưu ý về các TK có tiểu khoản như 131, 156, 331, 311, …)
- Hạch toán chứng từ theo từng tháng theo quy định ( Bạn xem lại cty báo cáo theo quyết định 15 hay 48 mà hạch toán và làm from mẫu báo cáo cho phù hợp).
Doanh thu ( DT bán hàng, DT tài chính, thu nhập khác)
Chi phí ( Giá vốn ( Lưu ý cách tính giá xuất nhập kho), CPBH, CPQL, CP tài chính, CP khác )
Kết chuyển để lên bảng cân đối số phát sinh và kết quả kinh doanh hàng tháng.
- Tập hợp 12 tháng rồi lên báo cáo tài chính.
Câu hỏi 2: Công ty mình mới thành lập được 1 năm nay đến kỳ báo cáo tài chính nhưng minh chưa biết bắt đầu từ đâu?
Trả lời:
Theo luật kế toán :
– Trường hợp kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng có thời gian ngắn hơn chín mươi ngày thì được phép cộng (+) với kỳ kế toán năm tiếp theo hoặc cộng (+) với kỳ kế toán năm trước đó để tính thành một kỳ kế toán năm. Kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng phải ngắn hơn mười lăm tháng.
– Đơn vị kế toán phải lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế toán năm; trường hợp pháp luật có quy định lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán khác thì đơn vị kế toán phải lập theo kỳ kế toán đó.
Do đó năm 2011 bạn không cần phải lập báo cáo tài chính và không cần phải báo cho cơ quan thuế việc bạn không nộp báo cáo tài chính.
Việc kê khai thuế GTGT, TNDN, TNCN bạn phải thực hiện theo hướng dẫn của từng loại.
Câu hỏi 3: Em là một kế toán chưa có kinh nghiệm. Công ty em thành lập 6/2012, là công ty thương mại, từ đó đến nay giám đốc em chưa làm sổ sách gì hết, chỉ làm báo cáo thuế hàng tháng. Giờ em phải làm lại sổ sách từ đầu. Sếp đưa cho em hóa đơn đầu ra, đầu vào của tháng 6, ngoài ra không có bất cứ chứng từ gì kèm theo như: phiếu thu, chi, giấy báo có, giấy báo nợ…
Em đã nhập hết hóa đơn ấy vào phần mềm kế toán công ty em sử dụng (phần mềm ACsoft). Bây giờ em phải làm gì và bút toán gì cho từng tháng nữa?
Trả lời:
Bạn làm theo các công việc sau:
- Lên ngân hàng, nơi công ty bạn mở tài khoản để xin sổ phụ, sao kê, giấy báo nợ, giấy báo có (nếu lần đầu lên thì nhớ mang theo giấy giới thiệu).
- Kiếm tra lại xem công ty bạn có TSCĐ và công cụ dụng cụ gì cần phân bổ thì phân bổ.
- Tính lương từng tháng.
- Kiểm tra kho, công nợ xem đã khớp chưa?
- Kiểm tra lại tính hợp lệ của các chứng từ.
Nhớ kiểm tra bút toán góp vốn, biên bản góp vốn và các chứng từ thu góp vốn, ĐKKD kèm theo.
- Kiểm tra hóa đơn GTGT và báo cáo Thuế xem kê khai có chính xác không, số dư giữa các tháng trên tờ khai đã đúng chưa.
Câu hỏi 4: Tôi là sinh viên mới ra trường nên còn rất nhiều bỡ ngỡ với việc lập báo cáo tài chính.Tôi đã làm được báo cáo thuế hàng tháng nhưng không hiểu trong 1 năm cần phải nộp những loại báo cáo tài chính nào, phương pháp làm như thế nào & cơ quan nào sẽ tiếp nhận những báo cáo này.
Trả lời :
- Quyết toán thuế GTGT năm
- Tờ khai điều chỉnh thuế GTGT năm
- Quyết toán thuế TNDN năm
- Phụ lục số 1 ( Kèm theo tờ khai quyết toán thuế TNDN năm )
- Kê khai chi tiết doanh thu, chi phí, thu nhập năm
- Bảng kê nhập xuất tồn hàng hóa năm
- Bảng kê nhập xuất tồn nguyên vật liệu năm
- Phiếu tình trạng kinh doanh năm
- Bản kê nghĩa vụ nộp NSNN năm
- Bảng liệt kê tình hình nộp thuế năm
- Bảng tổng hợp thanh toán và các khoản phải nộp NSNN
- Bảng cân đối số phát sinh năm
- Báo cáo thanh quyết toán hóa đơn năm
- Bảng kê tiền lương và các khoản thu nhập khác năm
- Bảng kê Hợp đồng kinh tế phát sinh năm
- Báo cáo tài chính năm
Câu hỏi 5: Khi lập báo cáo lưu chuyển tiền : Dòng tiền chi mua sắm TSCĐ sẽ tính vào đây tổng số tiền đã thanh toán để mua TSCĐ (kể cả thuế GTGT ) hay chi tính nguyên giá.
Trả lời :
Nguyên tắc của luồng tiền hoạt động đầu tư khi chi là chi tiền ra nhằm tạo tài sản vốn hoá. Do đó, sẽ không bao gồm khoản thuế GTGT phải nộp. Thuế GTGT là thuế gián thu, nó sẽ đánh trên người tiêu dùng cuối cùng, Doanh nghiệp của bạn hoạt động kinh doanh sẽ có thuế đầu vào và đầu ra, khấu trừ lẫn nhau.
Câu hỏi 6: Cty tôi có ký hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức góp vốn vào cty Cổ phần ( thật chất chỉ là cho vay vốn ) trong hợp đồng có quy định hằng năm cty B phải trích từ lợi nhuận sau thuế để chia cho cty tôi với mức ấn định theo từng nằm.Như vậy khản thu nhập này có được coi là lợi nhuận không tính thuế TNDN của cty tôi không. Trường hợp ký hợp đồng này với một hộ cá thể có đăng ký thuế và đóng thuế Thu nhập trên thu nhập thu được ước tính có được từ hợp đồng này thì phần thu nhập có thay đồi tính chất không ?
Trả lời :
Về hình thức, khoản thu nhập của bạn thuộc dạng cổ tức. Theo luật thuế TNDN hiện tại thì chưa được coi là thu nhập chịu thuế. Tuy nhiên, theo dự thảo luật thuế TNDN mới, thì khoản thu nhập này sẽ phải chịu thuế (cho dù ký hợp đồng với doanh nghiệp hay hộ cá thể)
Câu hỏi 7: Doanh nghiệp đã nộp báo cáo tài chính năm 2007, nay phát hiện sai sót vậy doanh nghiệp làm lại báo cáo tài chính và nộp lại cho cơ quan thuế có được không? Doanh nghiệp có bị phạt không khi nộp lại báo cáo tài chính?
Trả lời:
Trường hợp Công ty tự phát hiện báo cáo tài chính sai sót làm thay đổi số liệu khai quyết toán thuế TNDN đã nộp cho Cơ quan thuế trước đây, và sai sót ảnh hưởng đến số thuế phải nộp thì phải lập hồ sơ kê khai bổ sung theo mẫu 01/KHBS ban hành kèm theo Thông tư số 60/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 của Bộ Tài Chính .Nếu điều chỉnh làm tăng số thuế phải nộp thì phải đi nộp thuế và xử phạt về hành vi chậm nộp tiền thuế theo quy định tại Điều 106 Luật Quản lý thuế.
Trường hợp báo cáo tài chính có sai sót nhưng không ảnh hưởng đến số thuế phải nộp, thì doanh nghiệp lập lại báo cáo tài chính cần điều chỉnh để nộp cho cơ quan thuế và bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán như hành vi chậm nộp báo cáo tài chính
Câu hỏi 8 :Vào tháng 12 chúng tôi có ký hợp đồng giao thầu giám sát thi công với cty B. Cty B xin tạm ứng tiền khi thực hiện chi tiền số tiền này khi lên báo cáo lưu chuyển có nên đưa luôn vào dòng tiền chi đầu tư không ? Khoản tạm ứng của hợp đồng giám sát thi công này có cấu thành TS nhưng TS này vừa phục vụ cho kinh doanh ( kho chứa hàng) và văn phòng cho thuê. Nên kho lập báo cáo lưu chuyển tôi không biết lấy căn cứ gì để chia khoản tạm ứng này theo tính chất là hoạt động kinh doanh hay hoạt động đầu tư.Tôi có thể chia ước lượng theo hạng mục công trình được không?
Trả lời
Là: “Hoạt động đầu tư”. Bởi vì khoản chi này góp phần hình thành nên TSCD.
Bạn cần phải hiểu bản chất của các hoạt động, chứ không phải TSCD dùng cho kinh doanh thì dòng tiền thuộc hoạt động kinh doanh, TSCD dùng cho thuê thì dòng tiền thuộc hoạt động đầu tư. Mà thực tế, tiền chi ra để đầu tư TSCD thì nó phải là hoạt động đầu tư. Số tiền chi ra này chỉ là hoạt động kinh doanh khi TS xây dựng để bán. Lúc đó TS là hàng tồn kho chứ không phải là TSCD.
Câu hỏi 9: Trường hợp nào chênh lệch tỷ giá được ghi nhận vào chỉ tiêu “Chênh lệch tỷ giá hối đoái – Mã số 417 của Bảng cân đối kế toán? Trường hợp nào được vốn hóa chênh lệch tỷ giá như đối với chi phí đi vay?
Trả lời:
Chênh lệch tỷ giá không được vốn hóa như chi phí đi vay. Các trường hợp chênh lệch tỷ giá được ghi nhận vào bảng cân đối kế toán gồm:
– Do chuyển đổi báo cáo tài chính lập bằng đồng tiền khác VND sang báo cáo tài chính bằng VND;
– Do được Thủ tướng chính phủ cho phép;
– Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp an ninh, quốc phòng.
Câu hỏi 10: Việc xác định tỷ giá giao dịch thực tế theo Thông tư 200 là khá phức tạp. Có cách nào để thực hiện đơn giản hơn không?
Trả lời:
Sau khi Bộ Tài chính ban hành Thông tư 53/2016/TT-BTC ngày 21/3/2016 sửa đổi, bổ sung Thông tư 200 thì doanh nghiệp được phép lựa chọn tỷ giá theo hướng linh hoạt. Theo đó, doanh nghiệp được lựa chọn tỷ giá giao dịch thực tế để ghi nhận các giao dịch bằng ngoại tệ theo Thông tư 200 hoặc sử dụng 1 loại tỷ giá duy nhất theo thông tư 53 nếu không làm ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính.
Câu hỏi 11: Có được tái phân loại các khoản tiền gửi ngắn hạn có kỳ hạn gốc trên 3 tháng nhưng có kỳ hạn còn lại không quá 3 tháng thành tương đương tiền không?
Trả lời:
Khoản tương đương tiền phải là khoản có kỳ hạn gốc không quá 3 tháng, không tính đến kỳ hạn còn lại. Khoản tương đương tiền được phân loại ngay từ đầu, không tái phân loại một khoản đầu tư ngăn hạn thành tương đương tiền
Câu hỏi 12: Một số phần mềm không sử dụng tỷ giá ghi sổ mà sử dụng tỷ giá thực tế cho bên Có t ài khoản tiền, tài khoản phải thu; Bên Nợ tài khoản phải trả. Điều này có phù hợp không?
Trả lời:
Thông tư 53 đã cho phép áp dụng tỷ giá thực tế để ghi vào bên Có tài khoản tiền, tài khoản phải thu; Bên Nợ tài khoản phải trả. Cuối kỳ, sau khi đánh giá lại số dư nguyên tệ trên các tài khoản, căn cứ vào chênh lệch tỷ giá giữa bên Có và bên nợ các tài khoản tiền, phải thu, phải trả ghi nhận một lần vào doanh thu hoặc chi phí tài chính.
Câu hỏi 13: Khi nhập khẩu tài sản, cơ quan Hải quan sẽ thông báo tỷ giá và thường khác biệt só với tỷ giá của ngân hàng thương mại. Vậy giá trị tài sản được tính theo tỷ giá hải quan công bố hay ngân hàng thương mại?
Trả lời:
Giá gốc hàng nhập khẩu gồm giá mua và các chi phí liên quan trực tiếp. Hải quan chỉ công bố tỷ giá để phục vụ việc tính thuế và các khoản thuế phải nộp này chỉ là một trong những yếu tố chi phí cấu thành nên giá gốc. Do vậy không thể áp tỷ giá Hải quan cho bộ phận giá mua. Mặt khác thời điểm ghi nhận tài sản có thể không phải là thời điểm thông quan nên không thể lấy tỷ giá Hải quan để quy đổi khi ghi nhận tài sản
Câu hỏi 14: Nếu khoản lỗ chênh lệch tỷ giá phát sinh lớn thì có được treo trên tài khoản 242 để phân bổ dần không?
Trả lời:
Khoản lỗ cần được ghi nhận trực tiếp là chi phí trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Việc ghi nhận một khoản tổn thất là một tài sản (chi phí trả trước dài hạn) không phù hợp với bản chất tài chính và nguyên lý kế toán.
Một số trường hợp được treo lỗ tỷ giá trên bảng cân đối kế toán thì phải phân bổ trực tiếp từ tài khoản 413 sang tài khoản 635, không được làm bút toán Nợ 242/Có 413
Có thể bạn quan tâm: “Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục miễn thuế thu nhập cá nhân đối với chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam”
Ngày 28/06/2016, Bộ Tài chính ban hành thông tư 96/2016/TT-BTC
Thông tư này hướng dẫn về hồ sơ, thủ tục miễn thuế thu nhập cá nhân đối với Chuyên gia nước ngoài trực tiếp thực hiện các hoạt động của chương trình, dự án viện trợ phi Chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
Thông tư áp dụng đối với Chuyên gia nước ngoài được miễn thuế thu nhập cá nhân theo quy định tại Quyết định số 06/2016/QĐ-TTg ngày 22/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn thuế thu nhập cá nhân đối với Chuyên gia nước ngoài thực hiện chương trình, dự án viện trợ phi Chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
Trên đây là bài viết Tổng hợp một số câu hỏi về báo cáo tài chính mới nhất hi vọng sẽ giúp ích cho bạn trong công việc.
Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan cần giải đáp bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ. Tổng đài hỗ trợ tư vấn miễn phí: 1900 6246
Ketoanhn.org xin chúc bạn làm tốt công việc kế toán
Kết nối với chúng tôi: https://www.facebook.com/ketoanhn.org