Trang chủ » Tài Liệu Kế Toán » 3 Mẫu bài tập nghiệp vụ kế toán tiền lương có lời giải đáp án

3 Mẫu bài tập nghiệp vụ kế toán tiền lương có lời giải đáp án




3 Mẫu bài tập nghiệp vụ kế toán tiền lương có lời giải đáp án

Mẫu bài tập nghiệp vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Bài tập nghiệp vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Nếu bạn chưa biết công việc của một kế toán tiền lương trong doanh nghiệp thì có thể tham khảo thêm bài viết: Mô tả công việc kế toán tiền lương trong doanh nghiệp

Mẫu bài tập nghiệp vụ số 1:

Tài liệu số 1: Số dư đầy kỳ của 1 số tài khoản:

-TK 334 (dư có ) : 30.000

-TK 338 ( dư có) : 10.000

Trong đó 3382 : 2.000 ; 3383 : 6.000 ; 3384 :2.000

Tài liệu số 2: Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ :

  1. Dùng tiền gửi ngân hàng nộp BHXH: 6.000 , BHYT: 2.000 và nhập quỹ tiền mặt 30.000
  2. Trả lương còn nợ kỳ trước cho người loa động : 27.000 , số còn lại đơn vị tạm giữ vì công nhân đi vắng chưa lĩnh.
  3. Tính ra số tiền lương phải trả trong tháng :

– Lương công nhân trực tiếp sản suất sp 600000.Tiền lương phải trả trực tiếp công nhân trong thời gian nghỉ phép : 15.000

-Lương trả công nhân quản lý xưởng sản xuất : trả theo tỷ lệ 5% trên tổng số tiền lương công nhân trực tiếp sản suất.

-Lương nhân viên bán hàng :20.000

-Lương nhân viên quản lý doanh nghiệp trả theo tỷ lệ 3% trên tổng mức lương công nhân trực tiếp sản xuất.

4a.Trích trước tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch của công nhân trực tiếp sx theo tỉ lệ 1% tiền lương chính trong tháng.

4b.Trích KPCĐ, BHXH,BHYT,BHTN theo tỷ lệ quy định.

  1. Dùng tiền gửi ngân hàng nộp KPCĐ 1%, BHXH 20% ,BHYT 3%
  2. Tiền thưởng thi đua cho công nhân trực tiếp sản xuất :10.000 nhân viên quản lý sản xuất : 4.000 , Nhân viên bán hàng 1.000 và nhân vien quản lý DN 5.000
  3. BHXH phải trả công nhân trực tiếp sx trong kỳ là 3.000, nhân viên quản lý doanh nghiệp 2.000
  4. các khoản trừ vào thu nhập của công nhân viên :

– Tạm ứng : 10.000

– Bồi thường vật chất : 5.000

  1. Vay ngắn hạn ngân hàng 700.000 về nhập quỹ để chuẩn bị trả lương.
  2. Thanh toán các khoản khác cho người lao động :

-Lương : trả 60% tiền lương trong tháng cho công nhân viên sau khi đã trừ đi các khoản khấu trừ theo lương; trong đó có 10.000 do công nhân viên đi vắng chưa lĩnh lương, doanh nghiệp dữ hộ

-Trả tiền giữ hộ kỳ trước : 3.000

-BHXH và tiền thưởng thanh toán toàn bộ.

Yêu cầu

1 Định khoản và phản ánh vào sơ đồ tài khoản

Đáp án và lời giải:

1) Nợ Tk 111 30.000

Nợ TK 3383 6.000​

Nợ TK 3384 2.000

Có TK 112 38.000

2) Nợ TK 334 30.000

Có TK 111 27.000

Có TK 3388 3.000

3) Nợ TK 622 600.000

Nợ TK 335 15.000

Nợ TK 627 5% * 600.000=30.000

Nợ TK 641 20.000

Nợ TK 642 3% * 600.000=18.000

Có TK 334 683.000

4a) Nợ TK 622 1% * 600.000=6.000

Có TK 335 6.000

4b) Nợ TK 622 24% * (600.000+15.000)=147.600

Nợ TK 627 24% * 30.000=7.200

Nợ TK 641 24% * 20000=4.800

Nợ TK 642 24% * 18000=4.320

Nợ TK 334 10,5% * 683.000=71.715

Có TK 338 235.635

5) Nợ TK 3382 683.000 * 1%=6830

Nợ TK 3383 683.000 * 20%=136.600

Nợ TK 3384 683.000 * 3%= 20.490

Có TK 112 163.920

6) Nợ TK 622 10.000

Nợ TK 627 4000

Nợ TK 641 1000

Nợ TK 642 5000

Có TK 3531 20000

7) Nợ TK 622 3000

Nợ TK 642 2000

Có Tk 3383 5.000

8)Nợ TK 334 15.000

Có TK 141 10.000

Có TK 1388 5.000

9) Nợ TK 111 700.000

Có TK 311 700.000

10) Nợ TK 334 (638.000-71.715) * 60%=339.771

Nợ TK 3388 3.000

Nợ TK 3383 5.000

Nợ TK 3531 20.000

Có TK 111 357.771

Có TK 3388 10.000​

Mẫu bài tập nghiệp vụ số 2:

Tài liệu 1 : Số dư đầu tháng của một số tài khoản :

_ Tài khoản 1122 199.500.000 đồng

_ Tài khoản 0072 : 10.000 USD

_ Tài khoản 335( lương nghỉ phép ) : 2.000.000 đồng

Tài liệu 2 : Các nghiệp vụ phát sịnh trong kỳ

  1. Nhập khẩu vật liệu với giá 4.000 USD, tỷ giá thực tế lúc phát sinh nghiệp vụ là 19.980 đồng/USD, chưa thanh toán tiền cho công ty Sing, thuế nhập khẩu 5%, thuế GTGT của hang nhập khẩu 10%. Công ty đã nộp thuế bằng tiền mặt. Chi phí nhận hang nhập khẩu là 3.300.000 đồng, trong đó thuế GTGT 250.000.000 đồng, đã trả bằng tiền tạm ứng. Toàn bộ hang nhập khẩu được đưa thẳng vào sản xuất sản phẩm tai phân xưởng.
  2. Tiền lương phải trả cho công nhân viên thuộc phân xưởng sản xuất là 29.000.000 đồng, trong đó : Lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm A là 23.800.000 đồng. Lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất là 1.200.000 đồng. Lương phải trả cho công nhân phục phụ sản xuất là 1.200.000 đồng. Lương phải trả nhân viên quản lý phân xưởng là 2.800.000 đồng. Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất theo kế hoạch là 7.000.000 đồng.
  3. Trích BHXH, BHYT, BHNT, KPCĐ trên lương phải trả theo tỷ lệ 24% tính vào chi phí sản xuất của doanh nghiệp và 10.5% trừ vào lương công nhân viên.
  4. Xử lý khoản trích thừa tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất theo quy đinh.
  5. Nếu phân loại theo bộ phận sử dụng thì bao gồm TSCĐ dung ở phân xưởng sản xuất là 720.000.000 đồng, TSCĐ dung cho bộ phận quản lý doanh nghiệp là 240.000.000 đồng. Nếu phân loại theo nguồn hình thành thì bao gồm : TSCĐ thuộc nguồn vốn chủ sở hữu là 492.000.000 đồng, TSCĐ thuộc nguồn vay dài hạn ngân hang là 468.000.000 đồng. Mua mới một TSCĐ hữu hình đưa vào sử dụng ngay ở phân xưởng sản xuất, giá mua theo hóa đơn chưa thuế GTGT là 36.000.000 đồng, thuế GTGT 10%, chưa thanh toán cho bên bán. Chi phí trước khi đưa vào sử dụng công ty đã trả bằng tiền mặt là 1.200.000 đồng, thuế GTGT 10%. TSCĐ này được mua sắm bằng quỹ đầu tư phát triển 30%, vay dài hạn ngân hang 50% và nguồn vốn kinh doanh 20%. Thời gian đăng ký sử dụng là 5 năm.
  6. Nhượng bán một TSCĐ hữu hình thuộc vốn chủ sở hữu dung ở bộ phận quản lý doanh nghiệp và thuê lại theo hình thức thuê hoạt động trong 2 năm, nguyên giá 186.000.000 đồng, đã hao mòn 100.000.000 đồng, giá bán chưa thuế GTGT là 92.000.000 đồng, thuế GTGT 10% đã thu hết bằng chuyển khoản, cao hơn giá trị hợp lý của TSCĐ này laf 80.000.000 đồng và thuê lại cũng cao hơn giá thuê thị trường. Công ty đã chi tiền mặt ký cược 10.000.000 đồng và trả trước 5 tháng tiền thuê theo yêu cẩu của bên cho thuê lại, công ty đã nhận hóa đơn là 13.500.000 đồng, thuế GTGT 10%, biết rằng chi phí thuê được phân bổ bắt đầu từ kỳ này.

Yêu Cầu : tính toán, định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Đáp án và lời giải:

Nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất :

1.a)  Nợ TK 621 : 79.920.000

Có  TK 331S : 79.920.000

Giải thích : 4.000 USD x 19.980 đồng /USD

Thuế nhập khẩu phải nộp :

1.b)  Nợ TK 621 :  3.996.000

Có  TK 3333 : 3.996.000

Gải thích : 79.920.000 đồng x 5% = 3.996.000 đồng.

Thuế GTGT phải nộp và được khấu trừ :

1.c)  Nợ TK 133 :  8.391.600

Có  TK 3331 : 8.391.600

Giải thích : (79.920.000 + 3.996.000) x 10% = 8.391.600 đồng.

Chi phí nhận hàng :

1.d ) Nợ TK 621 : 3.050.000

Nợ  TK 133 :  250.000

Có  TK 141 : 3.300.000

Nộp thuế bằng tiền mặt :

1.e)  Nợ TK 3331 : 8.391.600

Nợ  TK 3333 : 3.996.000

Có  TK 1111 :  12.387.600

Tiền lương phải trả :

2.a)  Nợ TK 622 : 23.800.000

Nợ TK 335 : 1.200.000

Nợ  TK 627 : 4.000.000

Có TK 334 : 29.000.000

Trích tiên lương nghỉ phép :

2.b) Nợ  TK : 622 700.000

Có TK 335 : 700.000

Các khoản trích theo lương :

  1. Nợ TK 622 : 6.000.000

Nợ TK 627 :  960.000

Nợ TK 334 :  3.045.000

Có TK 338 : 10.005.000

Giải thích : 25.000.000 đồng x 24% = 6.000.000 đồng.

4.000.000 đồng x 24% = 960.000 đồng.

29.000.000 đồng x 10.5% = 3.045.000 đồng.

Xử lý khoản trích thừa tiền lương nghỉ phép :

  1. Nợ TK 335 : 1.500.000

Có TK 622 : 1.500.000

Mua một tài sản cố định :

5.a) Nợ TK  211 : 36.000.000

Nợ TK 133 : 3.600.000

Có TK 331 : 39.600.000

Chi phí phát sinh :

5.b)  Nợ TK 211 :  1.200.000

Nợ TK 133 : 120.000

Có TK 1111 : 1.320.000

Chuyển nguồn :

5.c)  Nợ  TK 414 :  11.160.000

Có TK 411 :  11.160.000

Giải thích : (36.000.000 + 1.200.000)x 30% = 11.160.000 đồng

Nhượng bán tài sản cố định :

6.a)  Nợ TK 214 : 100.000.000

Nợ TK 811 : 86.000.000

Có TK  211 : 186.000.000

Thu nhập do nhượng bán tài sản cố định :

6.b)  Nợ TK 112 : 101.200.000

Có  TK 711 : 80.000.000

Có TK 3387 : 12.000.000

Có TK 3331 : 9.200.000

Chi tiền mặt ký cược

6.c)  Nợ  TK 244 : 10.000.000

Có TK 111  : 10.000.000

Trả trước tiền thuê

6.d)  Nợ TK 1421 : 13.500.000

Nợ TK 133 : 1.350.000

Có  TK 111 :  14.580.000

Phân bổ chi phí :

6.e) Nợ  TK 642 : 2.700.000

Có  TK 1421 : 2.700.000

Giải thích : 13.500.000 đồng : 5 = 2.700.000 đồng.

Phân bổ khoản chênh lệch cao hơn giá trị hợp lý :

6.f)  Nợ  TK 3387 :  500.000

Có TK 642 :  500.000

6.g)  Nợ TK  001 : 92.000.000

Giải thích : 12.000.000 đồng : 24 tháng = 500.000 đồng.

Mẫu bài tập nghiệp vụ số 3:

Tài liệu 1 : Số dư đầu kỳ của một số tài khoản :

_ Tài khoản 138 : 4.000.000 đồng

_ Tài khoản 141 : 13.000.000 đồng

Tài liệu 2 : Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh :

  1. Chuyển khoản tạm ứng lương cho công nhân viên 800.000.000 đồng.
  2. Cuối tháng, công ty tổng hợp tiền lương và các khoản thu nhập khác, biết rằng hang kỳ công ty đều trích trước tiền lương nghỉ phép của nhân công trực tiếp sản xuất :
  3. Phân xưởng X : Lương sản phẩm của công nhân trực tiếp sản xuất là 500.000.000 đồng, phụ câp độc hại là 70.000.000 đồng, lương nghỉ phép là 5.000.000 đồng, bảo hiểm xã hội trả thay lương là 8.000.000 đồng, tiền thưởng có tính chất như lương là 57.000.000 đồng. Lương thời gian của công nhân phục vụ sản xuất là 20.000.000 đồng, lương nghỉ phép là 4.000.000 đồng, tiền thưởng có tính chất như lương là 16.000.000 đồng. Tiền lương thời gian của bộ phận quản lý phân xưởng là 30.000.000 đồng, phụ cấp trách nhiệm là 12.000.000 đồng và tiền thưởng có tính chất như lương là 14.000.000 đồng.
  4. Phân xưởng Y : Lương sản phẩm của công nhân trực tiếp sản xuất là 800.000.000 đồng, phụ cấp độc hại là 80.000.000 đồng, lương nghỉ phép là 12.000.000 đồng, bảo hiểm xã hội trả thay lương là 15.000.000 đồng, tiền thưởng có tính chất như lương là 63.000.000 đồng. Lương thời gian của công nhân phục vụ sản xuất là 25.000.000 đồng, BHXH trả thay lương là 6.000.000 đồng, tiền thưởng có tính chất như lương là 9.000.000 đồng. Tiền lương thời gian của bộ phận quản lý phân xưởng là 45.000.000 đồng, phụ cấp trách nhiệm là 23.000.000 đồng, lương nghỉ phép là 7.000.000 đồng và tiền thưởng có tính chất như lương là 15.000.000 đồng.
  5. Bộ phận bán hàng : Lương thời gian là 60.000.000 đồng, phụ cấp trách nhiệm là 13.000.000 đồng, lương nghỉ phép là 2.000.000 đồng và tiền thương có tính chất như lương là 35.000.000 đồng.
  6. Bộ phận quản lý doanh nghiệp : Lương thời gian là 50.000.000 đồng, phụ cấp trách nhiệm là 22.000.000 đồng, BHXH trả thay lương là 7.000.000 đồng và tiền thưởng có tính chất như lương là 41.000.000 đồng.
  7. Trừ vào tiền lương của nhân viên một số các khoản sau :

_ Khấu trừ các khoản theo lương theo quy định hiện hành (cho rằng tiền lương làm căn cứ tính BHXH là toàn bộ thu nhập có tính chất như lương phát sinh trong kỳ);

_ Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân 20.000.000 đồng;

_ Khấu trừ tiền tạm ứng chưa thanh toán 13.000.000 đồng;

_ Khấu trừ tiền bồi thường vật chất theo quyết định của Ban giám đốc 4.000.000 đồng (trước đó đã ghi nhận là khoản phải thu khác).

  1. Trích các khoản theo lương theo quy định hiện hành tính vào chi phí.
  2. Trích trước tiền lương nghỉ phép của nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm theo tỷ lệ 2%.
  3. Nhận giấy báo Có của Ngân hang về khoản bảo hiểm xã hội do cơ quan BHXH cấp trong kỳ là 100.000.000 đồng.
  4. Thanh toán lương, các khoản thu nhập khác cho công nhân viên bằng tiền mặt.
  5. Chi lien hoan cho nhân viên trong công ty từ nguồn kinh phí công đoàn để lại tại đơn vị là 10.000.000 đồng bằng tiền mặt
  6. Chuyển tiền gửi ngân hang nộp cho cơ quan quản ly kinh phí công đoàn, BHXH, BHYT, lần lượt là 40.000.000 đồng, 80.000.000 đồng và 60.000.000 đồng.
  7. Chi mua thuốc, vật tư y tế từ nguồn BHYT để lại tại đơn vi là 5.000.000 đồng bằng tiền mặt

Yêu cầu : Hãy tính toán và định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Giả sử công ty trích BHXH, BHYT, BHNT, KPCĐ trên lương phải trả theo tỉ lệ 24% tính vào chi phí sản xuất của doanh nghiệp và 10.5% trừ vào lương công nhân viên

Đáp án và lời giải:

Tạm ứng lương :

  1. Nợ TK 334 : 800.000.000

Có TK 121 : 800.000.000

Tiền lương phải trả phân xưởng :

2.a) Nợ TK 622X : 627.000.000

Nợ TK 627X : 96.000.000

Nợ TK 335 : 5.000.000

Nợ TK 338 : 12.000.000

Có TK 334 : 740.000.000

Giải thích : 500.000.000 + 70.000.000 + 57.000.000 = 627.000.000 đồng; 8.000.000 + 4.000.000 + 12.000.000 đồng; 20.000.000 + 30.000.000 + 12.000.000 + 4.000.000 + 16.000.000 + 14.000.000 = 96.000.000 đồng.

Tiền lương phải trả phân xưởng :

2.b) Nợ Tk  622Y : 943.000.000

Nợ  TK 627Y  : 124.000.000

Nợ Tk 335 : 12.000.000

Nợ TK 338 : 21.000.000

Có TK 334 : 1.100.000.000

Giải thích : 800.000.000 + 80.000.000 + 63.000.000 = 943.000.000 đồng ; 15.000.000 + 6.000.000 = 21.000.000 đồng ; 25.000.000 + 45.000.000 + 23.000.000 + 7.000.000 + 9.000.000 + 15.000.000 = 124.000.000 đồng.

Tiền lương phải trả cho bộ phận bán hàng :

2.c)  Nợ TK  641 :  110.000.000

Có TK  334 : 110.000.000

Giải thích : 60.000.000 + 13.000.000 + 2.000.000 + 35.000.000 = 110.000.000 đồng

Tiền Lương phải trả cho bộ phận quản lý doanh nghiệp :

2.d) Nợ  TK 642 : 113.000.000

Nợ  TK 338 : 7.000.000

Có TK 334 : 120.000.000

Gải thích : 50.000.000 + 22.000.000 + 41.000.000 = 113.000.000 đồng.

Trích theo lương tính vào chi phí :

  1. Nợ TK 622X : 126.400.000

Nợ TK  627X : 19.200.000

Nợ TK 622Y : 191.000.000

Nợ TK 627Y  : 24.800.000

Nợ TK 641 : 22.000.000

Nợ TK 642 : 22.600.000

Có TK 338 : 406.000.000

Giải thích : (500.000.000 + 70.000.000 + 5.000.000 + 57.000.000) x 20% = 1 6.400.000 đồng; (20.000.000 + 30.000.000 + 12.000.000 + 4.000.000 + 80.000.000 +12.000.000 + 63.000.000) x 20% = 191.000.000 đồng;

124.000.000 x 20% = 24.800.000 đồng;

(60.000.000 + 13.000.000 + 2.000.000 + 35.000.000) x 20% = 22.000.000 đông;

(50.000.000 + 22.000.000 + 41.000.000)x 20% = 22.600.000 đồng.

Trích tiền lương nghỉ phép :

  1. Nợ TK 622X : 10.000.000

Nợ  TK 622Y : 16.000.000

Có TK 334 : 26.000.000

Giải thích : 500.000.000 x 2% = 100.000.000

800.000.000 x 2% = 100.000.000

Cơ quan cấp trên bảo hiểm :

  1. Nợ TK 112 : 100.000.000

Có  TK 338  : 100.000.000

Thanh toán lương :

  1. Nợ TK 334 : 1.090.900.000

Có TK 1111 :  1.090.900.000

Giải thích : 2.070.000.000 – 800.000.000 – 179.100.000 = 1.090.900.000 đồng.

Chi từ nguồn kinh phí công đoàn :

  1. Nợ TK 338 : 10.000.000

Có  TK 1111 : 10.000.000

Nộp cho các cơ quan quản lý các khoản trích :

  1. Nợ TK 3382 : 40.000.000

Nợ TK 3383 : 80.000.000

Nợ TK 3384 : 60.000.000

Có  Tk 1121 :  180.000.000

Chi mua vật tư y tế từ nguồn BHYT

  1. Nợ TK 338 : 5.000.000

Có TK 1111 : 5.000.000

Xem thêm: Mẫu bài tập nghiệp vụ kế toán xây dựng có lời giải đáp án

Trên đây là bài viết 3 Mẫu bài tập nghiệp vụ kế toán tiền lương có lời giải đáp án. Để thành thạo hơn bạn có thể thay đổi một số thông số để tạo ra một bài tập khác để có thể ôn luyện kỹ năng tốt nhất. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về kế toán tiền lương bạn có thể tham gia một khóa học kế toán thực hành trên chứng từ hóa đơn thực tếcủa Trung tâm kế toán Hà Nội

Hotline: 0974 975 029 (Mr Quân)

Bài viết liên quan:

Leave a Comment

KẾ TOÁN HÀ NỘI GROUP - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ

Hotline: 0974 975 029 (Mr Quân)

Email: Hotrokthn@gmail.com

Giấy phép ĐKKD số: 0103648057 cấp bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.

Giấy phép đào tạo Kế Toán Thực Hành số: 7619/QĐ-SGD&ĐT cấp bởi Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.

CAM KẾT KHÔNG THÀNH NGHỀ KHÔNG THU HỌC PHÍ

CÁC ĐỊA CHỈ HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH THỰC TẾ CỦA TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

CS1 : Lê Trọng Tấn - Thanh Xuân - Hà Nội
CS2 : Duy Tân - Dịch Vọng - Cầu Giấy - Hà Nội
CS3 : KĐT Sài Đồng - Long Biên - Hà Nội
CS4 : Ngô Thì Nhậm - Hà Đông - Hà Nội
CS5 : 30 Nguyên Hồng - Đống Đa -Hà Nội
CS6 : 124 Lạc Trung - Hai Bà Trưng - Hà Nội
CS7: Cổ Bi – Gia Lâm – Long Biên – Hà Nội
CS8 : Vân Côi – Quận Tân Bình - HCM
CS9 : 35 Lê Văn Chí - Q. Thủ Đức - TP HCM
CS10 : Nguyễn Trãi - Võ Cường - Tp. Bắc Ninh
CS11 : Lạch Tray - Q. Ngô Quyền - Tp. Hải Phòng
CS12 : Đoàn Nhữ Hài - TP Hải Dương
CS13 : Nguyễn Trãi - Q Ninh Kiều - Tp Cần Thơ
CS14 : KĐT Sông Hồng - Lý Nam Đế - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc
CS15 : Hoàng Văn Thụ - Tp.Thái Nguyên
CS16 : Hoàng Hoa Thám - Thủ Dầu 1 - Bình Dương
CS17 : Nguyễn Văn Cừ - TP Hạ Long - Quảng Ninh
CS18 : Trần Nguyên Hãn - Tp.Bắc Giang
CS19 : Kim Đồng - Trần Hưng Đạo - Tp Thái Bình
CS20 : Đường Giải Phóng - Tp. Nam Định
CS21 : Trần Cao Vân - Q Thanh Khê - Tp Đà Nẵng
CS22 : Tràng An - p Tân Thành - TP. Ninh Bình
CS23 : Hà Huy Giáp – Biên Hòa – Đồng Nai
CS24 : Quy Lưu - Minh Khai - Phủ Lý - Hà Nam
CS25 : Phong Định Cảng - TP Vinh - Nghệ An
CS26 : Đường Hà Huy Tập - TP Hà Tĩnh
  CS27: Đường Ngô Quyền - TP Huế
CS28: Trần Hưng Đạo – Long Xuyên – An Giang
CS29: Thái Sanh Hạnh – Mỹ Tho – Tiền Giang
CS30: Phan Chu Trinh – TP Vũng Tàu
CS31: 03 p 6 – TP. Tân An – tỉnh Long An
CS32: Võ Trường Toản – Cao Lãnh – Đồng Tháp
CS33: Nguyễn Hùng Sơn–Rạch Giá–Kiên Giang
CS34: Lê Thị Riêng – phường 5 – TP Cà Mau
CS35: Trần Phú – phường 4 – TP Vĩnh Long
CS36: Phạm Ngũ Lão – phường 1 – TP Trà Vinh
CS37: Hai Bà Trưng – phường 1 – TP Bến Tre
CS38: Tôn Đức Thắng – Phường 1 – TP Bạc Liêu