Những sai sót liên quan kế toán tài sản cố định cần lưu ý
Qua thực tiễn công việc hằng ngày, hôm nay Kế toán hà nội xin phép chia sẽ những sai sót hoặc lưu ý kiểm tra lại đối với kế toán tài sản cố định, tk 211,213… các bạn cùng tham khảo nhé.
>>Xem thêm: Nhiệm vụ và công việc kế toán tài sản cố định cần làm
>>Xem thêm: Hướng dẫn cách hạch toán tài khoản 211
Hướng dẫn cách hạch toán tài khoản 212
Hướng dẫn cách hạch toán tài khoản 213
Những sai sót liên quan kế toán tài sản cố định cần lưu ý
- Không đủ tiêu chuẩn TSCĐ nhưng hạch toán TSCĐ (không đạt về nguyên giá), ví dụ: Mua 10 tài sản hoạt động độc lập có tổng giá trị 250 triệu đồng, kế toán hạch toán vào TK 211
- Chọn khung khấu hao không phù hợp với quy định hiện hành (TT 45,147, 28). Rủi ro: Với việc chọn khung thời gian ngắn hơn mức tối thiểu, cơ quan thuế có quyền loại trừ chi phí vượt. Với việc chọn khung khấu hao thời gian dài hơn mức tối đa, cơ quan thuế có thể loại trừ phần chi phí cho những năm sau số năm max được trích khấu hao.
- Không hạch toán vào giá vốn đối với phần khấu hao máy móc tương ứng không đạt công suất bình thường
- Hạch toán tiền thuê đất trả một lần (kể cả có bìa đỏ) sau ngày hiệu lực của luật đất đai năm 2003 vào TK 213: Phải hạch toán TK 242
- Không tạm tăng TSCĐ trong trường hợp tài sản đầu tư, xây dựng đã đưa vào sử dụng, phát sinh doanh thu nhưng chưa có hồ sơ quyết toán (mục c điều 4, mục 10 điều 9 theo TT 45)
- Cùng một loại tài sản nhưng chọn mức khấu hao khác nhau (ví dụ mua 2 cái xe ô tô y hệt nhau nhưng lại chọn thời gian phân bổ khác nhau): Kế toán nên chọn mức khấu hao giống nhau tránh giải trình không cần thiết
- Không hạch toán TSCĐ đối với những tài sản đã đạt tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ
- Không loại trừ chi phí khấu hao khi tính thuế đối với tài sản đã ngừng sử dụng, không còn dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh
- Không vốn hóa lãi vay, vốn hóa không đúng đối với những khoản vay dùng cho đầu tư xây dựng…
- Thời điểm trích khấu hao chưa đúng. Lưu ý thời điểm trích khấu hao là thời điểm TS ở trạng thái sẵn sàng sử dụng, việc trích khấu hao tài sản là khấu hao theo ngày, không được tròn tháng.
- Không xuất hóa đơn đối với trường hợp điều chuyển tài sản từ nơi chịu thuế sang nơi không chịu thuế
- Khấu hao tài sản tạm ngừng do sửa chữa lớn, do di dời nhưng không có hồ sơ lưu trữ phù hợp với quy định của luật thuế
- Không loại trừ chi phí khấu hao đối với phần nguyên giá xe ô tô dưới 9 chổ ngồi vượt 1 tỷ 6 (không tính trường hợp xe dùng cho vận tải hành khách,hàng hóa….). Tham khảo TT 78
- Hạch toán tài khoản chi phí khâu hao chưa đúng. Kế toán cần lưu ý bộ phận sử dụng, mục đích sử dụng tài sản để lựa chọn TK hạch toán phù hợp: TK 642, TK 641, TK 627 …
- Vẫn khấu hao tài sản mặc dù đã hết khấu hao (lỗi chủ yếu đối với các trường hợp kế toán làm excel nhưng không để ý)
- Bảng tính khấu hao không khớp với sổ cái tài khoản: Cần kiểm tra lại vì sao? để biết đúng hay sai chổ nào
- Quên tính khấu hao. Kế toán cần check lại xem có tháng nào, tài sản nào quên trích khấu hao hay không
- Phát hiện Tài sản trích thiếu khấu hao năm trước, kế toán không điều chỉnh vào năm trước mà điều chỉnh năm hiện hành, điều này cơ quan thuế có thể loại trừ chi phí khấu hao năm trước hạch toán trong năm nay với lý do chi phí không đúng kỳ.
- Bàn giao tài sản cố định thiếu biên bản bàn giao (cứ bất cứ khâu bàn giao từ người này sang người khác, từ bộ phận này sang bộ phận khác, công ty nên có biên bản bản giao để quản lý việc sử dụng tài sản, quy trách nhiệm nếu phát sinh các vấn đề liên quan mất mát, hư hỏng v.v…)
- Ghi tăng nguyên giá tài sản do nâng câp nhưng lại không đủ hồ sơ, lý luận để chứng minh đó là nâng cấp tài sản
- Phân bổ chi phí sửa chữa lớn tài sản (TK 242) quá 3 năm(Theo TT 78 tối đa chỉ được 3 năm)
- Nhận góp vốn bằng tài sản nhưng không đăng ký lại giấy tờ quyền sở hữu đối với những tài sản phải đăng ký quyền sở hữu. Trường hợp này rủi ro thuế loại trừ chi phí khấu hao
Nguồn: Sáng Nguyễn
Tham khảo thêm:
- Tổng hợp sơ đồ kế toán chữ t về kế toán tài sản cố định
- Cách hạch toán trích khấu hao tài sản cố định
- Xác định thời gian trích khấu hao tài sản cố định
Trên đây là bài viết Cách hạch toán chi phí bảo hành sản phẩm theo thông tư 200 mà Ketoanhn.org tổng hợp được hi vọng giúp ích được bạn trong công việc.
Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan cần giải đáp bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ. Tổng đài hỗ trợ tư vấn miễn phí: 1900 6246
Ketoanhn.org chúc bạn làm tốt công việc
Kết nối với chúng tôi: https://www.facebook.com/ketoanhn.org/
Nếu bạn muốn học thực tế trải nghiệm va vất cùng kế toán trưởng giàu kinh nghiệm cần trên tay bộ chứng từ bao gồm: hóa đơn đỏ, phiếu thu chi, nhập xuất…của doanh nghiệp đang hoạt động có thể lựa chọn một lớp học kế toán thực hành của Trung tâm kế toán Hà Nội là đơn vị được thành lập từ năm 2005 đi đầu trong lĩnh vực đào tạo kế toán thực hành trên chứng từ hóa đơn đỏ hiện có 39 cơ sở học trên toàn quốc, 6 cơ sở học tại Hà Nội. Hàng tháng trung tâm vẫn đào tạo cho hơn 1000 học viên trên toàn quốc.
Chi tiết liên hệ Hotline: 0974 975 029 (Mr Quân)