Hướng dẫn cách hạch toán trích khấu hao tài sản cố định (Hao mòn tài sản cố định)
Khấu hao tài sản cố định (Hao mòn tài sản cố định) là hiện tượng khách quan làm giảm giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ. Để thu hồi được vốn đầu tư để tái tạo lại TSCĐ khi nó bị hư hỏng nhằm mở rộng sản xuất phục vụ kinh doanh doanh nghiệp phải tiến hành trích khấu hao và quản lý khấu hao TSCĐ bằng cách tính và phản ánh vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Như vậy, có thể thấy khấu hao và hao mòn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có hao mòn mới dẫn tới khấu hao. Nếu hao mòn mang tính tất yếu khách quan thì khấu hao mang tính chủ quan vì do con người tạo ra và cũng do con người thực hiện. Khấu hao không phản ánh chính xác phần giá trị hao mòn của TSCĐ khi đưa vào sử dụng mà xuất hiện do mục đích, yêu cầu quản lý và sử dụng tài sản của con người.

Hạch toán trính khấu hao tài sản cố định(Hao mòn tài sản cố định)
Hao mòn TSCĐ có 2 loại: Hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.
– Hao mòn hữu hình : là sự hao mòn về mặt vật chất do quá trình sử dụng, bảo quản, chất lượng lắp đặt tác động của yếu tố tự nhiên.
– Hao mòn vô hình: là sự hao mòn về mặt giá trị do tiến bộ của khoa học kỹ thuật, do năng suất lao động xã hội tăng lên làm cho những tài sản trước đó bị mất giá một cách vô hình.
Xem thêm: Quy định nguyên tắc quản lý và tính trích khấu hao tài sản cố định
Hướng dẫn hạch toán khấu hao tài sản cố định theo ngày:
Việc trích khấu hao tài sản cố định chúng ta sẽ trích theo tháng, nhưng vì khi mua TSCĐ về DN và đưa vào sử dụng là một ngày bất kỳ trong tháng, nên kế toán không thể tính khấu hao cho cả tháng, mà phải tính khấu hao theo ngày cho tháng đầu tiên đưa vào sử dụng.
Số ngày khấu hao trong tháng = Tổng số ngày trong tháng – ngày bắt đầu sử dụng + 1
(cộng với 1 là do chúng ta tính từ ngày bắt đầu sử dụng)
Khấu hao TCSĐ tháng = giá trị : số ngày trong tháng X số ngày khấu hao trong tháng.
Ví dụ:
Mua 1 TSCĐ ngày 5/8/2013, Nguyên giá 960.000.000, thời gian khấu hao 10 năm
Ngày bắt đầu đưa vào sử dụng 20/8/2013.
Khấu hao TSCĐ năm = 960.000.000/10 = 96.000.000
Khấu hao TSCĐ 1 tháng = 96.000.000/12 = 8.000.000
Khấu hao TSCĐ tháng 8/2013= (8.000.000/31)*12 = 3.090.000
( chú ý: tháng 8 có 31 ngày, số 12 là : 31- 20 +1 )
Sang tháng 9/2013 khấu hao theo tháng là 8.000.000/tháng.
Hướng dẫn hạch toán khoản trích khấu hao TSCĐ hàng tháng:
– Đến cuối kỳ (cuối tháng) kế toán tiến hành hạch toán khoản Chi phí trích khấu hao TSCĐ trong tháng đó, theo từng Bộ phận sử dụng nhé:
Nợ TK 154 – Bộ phận sản xuất (Theo QĐ 48)
Nợ TK 6421 – Bộ phận Bán hàng (Theo QĐ 48)
Nợ TK 6422 – Bộ phận Quản lý (Theo QĐ 48)
Nợ TK 623 – Chi phí sử dụng máy thi công (Theo QĐ 15)
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (Theo QĐ 15)
Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng (Theo QĐ 15)
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (Theo QĐ 15)
Có TK 2141 – Hao mòn Tài sản cố định Hữu hình
Hướng dẫn hạch toán TSCĐ khi mua về: Cách hạch toán trích khấu hao tài sản cố định
Nợ TK 2111 : (Nguyên giá không bao gồm thuế GTGT)
Nợ TK 1332 : Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 1121/ TK 331:
– Trường hợp nhận vốn góp hoặc nhận vốn cấp bằng TSCĐ:
Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình
Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh
Sau khi đã xác định được việc mua TSCĐ về dùng cho bộ phần nào, các bạn xác định ngày đưa vào vào sử dụng để tính trích khấu hao hàng tháng, chi tiết xem tại đây: Cách tính khấu hao tài sản cố định
Hạch toán ghi giảm TSCĐ:
– Khi bán TSCĐ bạn phải tăng doanh thu và giảm TSCĐ, cụ thể như sau:
a. Hạch toán tăng doanh thu từ việc bán TSCĐ:
Nợ TK 111, 112, 131: Tổng thanh toán
Có TK 711: Thu nhập khác (Giá bán chưa có thuế GTGT).
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp (Nếu DN bạn kê khai theo phương pháp khấu trừ)
b. Hạch toán giảm TSCĐ:
Nợ TK 214: Giá trị đã hao mòn
Nợ TK 811: Giá trị còn lại
Có TK 211: Nguyên giá của TSCĐ
Xem thêm: Cách lập một số mẫu sổ sách chứng từ tài sản cố định mới nhất
Trên đây là bài viết Hướng dẫn cách hạch toán trính khấu hao tài sản cố định (Hao mòn tài sản cố định) Ketoanhn.org hi vọng có thể giúp ích được bạn.