Hướng dẫn xử lý chi phí hóa đơn trên 20 triệu thanh toán bằng tiền mặt
Hóa đơn trên 20 triệu thanh toán bằng tiền mặt xử lý ra sao? hóa đơn trên 20 triệu thanh toán bằng tiền mặt có được khấu trừ thuế? Bài viết dưới đây Ketoanhn.org xin được tổng hợp các bạn cùng tham khảo nhé.
>>Xem thêm: Hướng dẫn xử lý các trường hợp viết sai hóa đơn
Một số trường hợp thường thường mắc phải với các hóa đơn có trị giá trên 20 triệu :
Trường hợp 01: Bên Mua thanh toán bằng tiền mặt cho Bên Bán đồng thời Bên Bán xuất Hóa đơn GTGT cho Bên Mua >>>Trong trường hợp này thì hóa đơn có mệnh giá trên 20 triệu này sẽ không được khấu trừ Bên Mua , còn Bên Bán sẽ bị phạt.
Trường hợp 02 : Bên Mua dùng tài khoản cá nhân chuyển khoản và tài khoản công ty của Bên Bán, và Bên Bán xuất Hóa đơn GTGT cho Bên Mua >>> trong trường hợp này thì về phía Bên Bán hoàn toàn hợp lệ, nhưng phía Bên Mua hóa đơn GTGT trên 20 triệu này sẽ không được khấu trừ và bị loại ra.
Trường hợp 03 : Bên Mua dùng tài khoản Công ty chuyển khoản vào tài khoản Công ty của Bên Bán >>> Đây là trường hợp hoàn toàn hợp lệ cho cả 02 bên.
Những trường hợp không bắt buộc với hóa đơn thanh toán trên 20 triệu không dùng tiền mặt vẫn được tính thếu TNDN các khoản chi phí giảm trừ như sau:
- Chi mua mua sản phẩm nông nghiệp, thuỷ sản, cát, sỏi, đất, đá của của người dân bán ra. Các khoản chi lương, tiền công, và những khoản chi mag tính chất tiền lương trả người lao động, các khoản chi công tác phí theo định mức. học kế toán thực tế ở đâu tphcm
- Khoản chi mua hàng, dịch vụ của đối tượng không kinh doanh hoặc hộ kinh doanh cá nhân nộp thuế theo phương thức khoán;
- Các khoản chi phòng chống HIV/AIDS nơi làm việc, chi cho thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Những khoản thanh toán hàng, dịch vụ theo phương thức bù trừ, uỷ quyền
Những trường hợp này thì hóa đơn thanh toán trên 20 triệu có thể thanh toán tiền mặt hoặc thanh toán qua chuyển khoản.
Để nhận biết hóa đơn chứng từ hợp lý hợp lệ bạn xem thêm bài viết: Thế nào Hóa đơn chứng từ hợp lệ, hợp lý?
Hướng dẫn xử lý hóa đơn trên 20 triệu đồng thanh toán bằng tiền mặt
Cách 1: Doanh nghiệp liên hệ với bên bán để cả 2 bên viết ủy nhiệm chi chuyển khoản sang tài khoản bên bán. Sau khi nhận được tiền trong tài khoản phải hoàn lại tiền mặt hoặc thanh toán bằng sec.
Cách 2 : Bên mua liên hệ với bên bán làm ủy nhiệm chi thanh toán vào tài khoản bên bán. Sau đó bên bán lấy tiền mặt làm giấy nộp tiền trả vào tài khoản. Lưu ý trường hợp này chỉ áp dụng với đối tác làm ăn quen.
Cách 3: Bên mua sang đối tác đòi lai tiền mặt mang ra ngân hàng làm ủy nhiệm chi chuyển khoản cho công ty bên bán.
Hóa đơn trên 20 triệu đồng thanh toán bằng tiền mặt có được khấu trừ
Đối với hóa đơn có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên, Luật thuế bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì hóa đơn đó mới được khấu trừ thuế GTGT, mới được đưa vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp.
Theo Luật thuế hiện hành, cụ thể Nghị định 91/2014/NĐ-CP ngày 01/10/2014 (hiệu lực từ 15/11/2014) và Nghị định 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 đều quy định chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt như sau:
“Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, nhập khẩu, trừ trường hợp tổng giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào, nhập khẩu từng lần có giá trị dưới 20 triệu đồng.
Đối với hàng hóa, dịch vụ mua trả chậm, trả góp có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên, cơ sở kinh doanh căn cứ vào hợp đồng mua hàng hóa, dịch vụ, hóa đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của hàng hóa dịch vụ mua trả chậm, trả góp để kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Trường hợp chưa có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt do chưa đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng thì cơ sở kinh doanh vẫn được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào …”.
Rõ ràng, quy định trên chỉ đề cập “chưa đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng” mà không nói rõ hóa đơn trên 20 triệu đồng quá hạn thanh toán theo hợp đồng và chưa thanh toán (nên chưa có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt) thì có còn được khấu trừ hay không? có phải điều chỉnh giảm thuế GTGT đã khấu trừ hay không?
Do đó, có 2 quan điểm đối với hóa hóa đơn trên 20 triệu đồng quá hạn thanh toán: được khấu trừ cho đến khi có chứng từ thanh toán thực tế; điều chỉnh giảm số thuế GTGT đã kê khai khấu trừ … Vấn đề này được tranh luận khá nhiều trên các diễn đàn kế toán và ngay cả cơ quan thuế, mỗi nơi lại trả lời, xử lý mỗi khác.
Chẳng hạn tại Công văn 42613/CT-HTr ngày 24/06/2016 mà Cục thuế Hà Nội trả lời là phải điều chỉnh giảm thuế GTGT đã khấu trừ khi đến hạn thanh toán mà doanh nghiệp chưa có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Trong khi đó, Công văn số 06/TCT-CS ngày 03/01/2017 và Công văn số 1634/TCT-CS ngày 25/04/2017 của Tổng cục thuế khẳng định hóa đơn đến hạn thanh toán mà chưa có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt do chưa thanh toán thì vẫn được khấu trừ thuế GTGT.
Theo quan điểm của chúng tôi thì Công văn số 06/TCT-CS và Công văn số 1634/TCT-CS trả lời hợp lý, đúng Luật hơn Công văn 42613/CT-HTr; chưa kể Tổng cục thuế là cơ quan cao nhất, ngày trả lời cũng mới hơn và đương nhiên là có giá trị hơn. Sau đây là một số nhận định của Ketoan.biz về vấn đề này:
Đối với khấu trừ thuế GTGT:
Khoản 10, Điều 1, Thông tư 26/2015/TT-BTC (hướng dẫn Nghị định 12/2015/NĐ-CP) Sửa đổi, bổ sung điều 15 của Thông tư số 219/2013/TT-BTC có quy định như sau:
“c) Đối với hàng hoá, dịch vụ mua trả chậm, trả góp có giá trị hàng hoá, dịch vụ mua từ hai mươi triệu đồng trở lên, cơ sở kinh doanh căn cứ vào hợp đồng mua hàng hoá, dịch vụ bằng văn bản, hoá đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán qua ngân hàng của hàng hoá, dịch vụ mua trả chậm, trả góp để kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Trường hợp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng do chưa đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng thì cơ sở kinh doanh vẫn được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.
Trường hợp khi thanh toán, cơ sở kinh doanh không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì cơ sở kinh doanh phải kê khai, điều chỉnh giảm số thuế GTGT đã được khấu trừ đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh thuế GTGT đã kê khai, khấu trừ)”.
Như vậy:
Luật thuế chỉ không cho khấu trừ thuế khi thanh toán thực tế mà không có chứng từ không dùng tiền mặt, điều đó có nghĩa là:
Hóa đơn từ trên 20 triều đồng quá hạn thanh toán thì kế toán không phải lập bút toán điều chỉnh giảm phần thuế GTGT đã khấu trừ trước đó.
Chỉ khi doanh nghiệp thanh toán thực tế mà không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của hóa đơn này thì kế toán phải lập bút toán điều chỉnh giảm thuế GTGT:
Bút toán điều chỉnh: Nợ TK 138, 4211 (*).
Có TK 333111
(*) Không được đưa vào chi phí tính thuế, nếu đưa vào chi phí kế toán (TK 641,642 …) thì khi báo cao quyết toán thuế cuối năm phải loại trừ khoản này ra).
Đối với chi phí thuế TNDN:
Tại điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC có quy định:
“Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh toán thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Trường hợp khi thanh toán doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh khoản chi phí này)”.
=> Hóa đơn giá trị từ trên 20 triệu đồng trở lên quá hạn thanh toán thì doanh nghiệp vẫn được tính vào chi phí hợp lý; chỉ khi thanh toán mà doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì kế toán phải xuất toán khoản chi này ra khỏi chi phí hợp lý khi quyết toán thuế TNDN.
Tóm lại, hóa đơn có giá trị từ trên 20 triều đồng chỉ khi nào doanh nghiệp thanh toán bằng tiền mặt thì tòan bộ hóa đơn đó mới bị loại bỏ khấu trừ thuế GTGT lẫn chi phí.
Ví dụ:
Cơ Quan thuế đã kiểm tra và phát hiện Doanh nghiệp có 01 hóa đơn đầu vào (Liên 2) mua 01 lô hàng hóa Tổng trị giá 1 hóa đơn là 200TR (Thuế GTGT là 20tr) ngày 25/10/2016 hóa đơn này chưa thanh toán ngay mà “ghi thời hạn thanh toán trên hợp đồng là ngày 30/11/2016”. DN mua đã kê khai thuế GTGT và tính vào chi phí của Doanh nghiệp vào ngày 31/12/2016. Đến ngày 15/03/2017 DN bên mua đã thanh toán toàn bộ hóa đơn trên bằng tiền mặt.
?Cơ quan Thuế yêu cầu xuất toán toàn bộ chi phí và điều chỉnh giảm thuế GTGT vào kỳ kê khai năm 2016.
KẾ TOÁN TIẾN HÀNH GIẢI TRÌNH VÀ BẢO VỆ THUẾ GTGT VÀ CHI PHÍ NHƯ SAU:
Về thuế GTGT:
Như tình huống trên thì DN vẫn được khấu trừ tại thời điểm kê khai năm 2016 mà không cần làm phụ lục xin gia hạn thanh toán (được quy định tại điều 10 TT151/2014/TT- BTC hiệu lực 15/11/2014 sửa đổi điều 15 TT219/2013/TT-BTC;
Lưu ý: Nếu trường hợp này xảy ra trước ngày 15/11/2014 thì Doanh Nghiệp sẽ bị loại năm 2016 theo quy định tại điều 15 TT219/2013/TT-BTC) Do đến ngày 15/03/2017 DN thanh toán bằng tiền mặt cho nhà cung cấp vì thế phải điều chỉnh giảm số thuế khấu trừ trên tờ khai (không phải khai bổ sung điều chỉnh) mà điền trực tiếp vào chỉ tiêu {37} tờ khai kỳ hiện tại có chứng từ thanh toán bằng Tiền Mặt (quy định tại điều 10 TT151/2014/TT- BTC)
Thuế TNDN:
Về thuế TNDN thì DN cũng không bị loại chi phí năm 2016 (theo quy định tại TT96/2015/TT-BTC đã sửa đổi tại khoản 1 điều 6 TT78/2014/TT-BTC có hiệu lực từ 2015 còn trước 2015 thì DN phải làm theo quy định TT78/2014) mà sang năm 2017 với điều chỉnh giảm nhưng không phải làm khai bổ sung mà hạch toán giảm vào 2017 (ghi Nợ 811- không được trừ/Có 1331: tiền thuế còn tiền giá vốn không phải hạch toán) đến cuối năm loại tổng hóa đơn trên chỉ tiêu {B4} tờ khai quyết toán thuế TNDN 2017.
KẾT LUẬN: Kế toán giải trình và chứng minh được như trên thì hóa đơn đó vẫn được khấu trừ thuế và tính chi phí được trừ vào năm 2016 đến năm 2017 thanh toán bằng tiền mặt với điều chỉnh giảm thuế GTGT và thuế TNDN.
Trên đây là bài viết Hướng dẫn xử lý chi phí hóa đơn trên 20 triệu thanh toán bằng tiền mặt mà Ketoanhn.org tổng hợp được hi vọng giúp ích được bạn trong công việc.
Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan cần giải đáp bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ. Tổng đài hỗ trợ tư vấn miễn phí: 1900 6246
Ketoanhn.org chúc bạn làm tốt công việc
Kết nối với chúng tôi: https://www.facebook.com/ketoanhn.org/
Nếu bạn muốn học thực tế trải nghiệm va vất cùng kế toán trưởng giàu kinh nghiệm cần trên tay bộ chứng từ bao gồm: hóa đơn đỏ, phiếu thu chi, nhập xuất…của doanh nghiệp đang hoạt động có thể lựa chọn một lớp học kế toán thực hành của Trung tâm kế toán Hà Nội là đơn vị được thành lập từ năm 2005 đi đầu trong lĩnh vực đào tạo kế toán thực hành trên chứng từ hóa đơn đỏ hiện có 39 cơ sở học trên toàn quốc, 6 cơ sở học tại Hà Nội. Hàng tháng trung tâm vẫn đào tạo cho hơn 1000 học viên trên toàn quốc.
Chi tiết liên hệ Hotline: 0974 975 029 (Mr Quân)