Thủ tục thanh lý và cách hạch toán tài sản cố định trong doanh nghiệp
Thủ tục thanh lý và cách hạch toán tài sản cố định trong doanh nghiệp áp dụng theo thông tư 200 và thông tư 133 mới nhất hiện nay.
Thanh lý toán sản cố định là gì?
Theo điểm 3.2 khoản 3 điều 35 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định:
TSCĐ thanh lý là những TSCĐ hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được, những TSCĐ lạc hậu về kỹ thuật hoặc không phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh. Khi có TSCĐ thanh lý, doanh nghiệp phải ra quyết định thanh lý, thành lập Hội đồng thanh lý TSCĐ. Hội đồng thanh lý tài sản cố định có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc thanh lý TSCĐ theo đúng trình tự, thủ tục quy định trong chế độ quản lý tài chính và lập “Biên bản thanh lý TSCĐ” theo mẫu quy định. Biên bản được lập thành 2 bản, 1 bản chuyển cho phòng kế toán để theo dõi ghi sổ, 1 bản giao cho bộ phận quản lý, sử dụng TSCĐ.
Hồ sơ thủ tục thanh lý tài sản cố định trong doanh nghiệp gồm:
- Thành lập Hội đồng thanh lý TSCĐ.
- Biên bản họp hội đồng thanh lý TSCĐ.
- Quyết định Thanh lý TSCĐ.
- Biên bản kiểm kê TSCĐ.
- Biên bản thanh lý Tài sản cố định.
- Hợp đồng kinh tế bán TSCĐ được thanh lý.
- Hóa đơn bán TSCĐ
- Biên bản giao nhận TSCĐ.
- Biên bản hủy tài sản cố định.
- Thanh lý hợp đồng kinh tế bán TSCĐ.
Các bước thực hiện thanh lý tài sản cố định trọng doanh nghiệp:
Bước 1: Đề nghị thanh lý tài sản.
Căn cứ kết quả kiểm kê tài sản, quá trình theo dõi sử dụng, bộ phận cơ sở vật chất của doanh nghiệp lập tờ trình đề thủ trưởng đơn vị phê duyệt danh mục thanh lý tài sản theo các mẫu quy định.
Bước 2: Quyết định thanh lý tài sản: Thủ trưởng đơn vị quyết định thanh lý tài sản cố định và thành lập hội đồng kiểm kê, đánh giá lại tài sản.
Bước 3: Thành lập Hội đồng thanh lý; kiểm kê, đánh giá tài sản của doanh nghiệp:
Thành phần Hội đồng thanh lý tài sản của đơn vị bao gồm:
+ Thủ trưởng đơn vị: Chủ tịch Hội đồng;
+ Kế toán trưởng, kế toán tài sản;
+ Trưởng (hoặc phó) bộ phận cơ sở vật chất, cán bộ phụ trách tài sản;
+ Cán bộ có hiểu biết về đặc điểm, tính năng kỹ thuật của tài sản thanh lý;
+ Đại diện đoàn thể: Công đoàn, Thanh tra Nhân dân (nếu cần).
Bước 4: Tiến hành thanh lý: Hội đồng thanh lý tài sản trình Thủ trưởng đơn vị quyết định hình thức xử lý tài sản:
+, Bán tài sản (quyết định giá bán, các thủ tục khi bán…).
+, Huỷ tài sản.
Bước 5: Tổng hợp, xử lý kết quả thanh lý tài sản của đơn vị:
– Hội đồng thanh lý tài sản lập Biên bản thanh lý tài sản cố định, tập hợp các văn bản liên quan đến kết quả xử lý tài sản (hóa đơn bán hàng, biên bản hủy tài sản…).
– Bộ phận kế toán ghi giảm tài sản và giá trị tài sản theo qui định hiện hành của Nhà nước. Tiền thu được từ thanh lý tài sản tại đơn vị, sau khi đã trừ đi chi phí thực hiện việc thanh lý tài sản, số còn lại được chuyển vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị.
Mẫu biên bản thanh lý tài sản cố định – Mẫu 02 Ban hành theo thông tư 133
Đơn vị: ………………………….
Bộ phận: ………………………. |
Mẫu số 02-TSCĐ (Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính) |
BIÊN BẢN THANH LÝ TSCĐ
Ngày……tháng……năm….
Số:…………….
Nợ:…………….
Có:…………….
Căn cứ Quyết định số: …………………ngày……tháng……năm….. của ……………….về việc thanh lý tài sản cố định.
- Ban thanh lý TSCĐ gồm:
Ông/Bà: ………………………………… Chức vụ ……………………. Đại diện ………………… Trưởng ban
Ông/Bà: ………………………………… Chức vụ ……………………. Đại diện …………………. Ủy viên
Ông/Bà: ………………………………… Chức vụ ……………………. Đại diện ………………… Ủy viên
- Tiến hành thanh lý TSCĐ:
– Tên, ký mã hiệu, qui cách (cấp hạng) TSCĐ …………………………………………………..
– Số hiệu TSCĐ …………………………………………………………………………………………
– Nước sản xuất (xây dựng) …………………………………………………………………………
– Năm sản xuất ………………………………………………………………………………………….
– Năm đưa vàosử dụng …………………….. Số thẻ TSCĐ ……………………………………..
– Nguyên giá TSCĐ …………………………………………………………………………………….
– Giá trị hao mòn đã trích đến thời điểm thanh lý ……………………………………………….
– Giá trị còn lại của TSCĐ …………………………………………………………………………….
III. Kết luận của Ban thanh lý TSCĐ.
………………………………………………………………………………………………………………
Ngày……tháng…… năm….. | |
Trưởng Ban thanh lý (Ký, họ tên) |
- Kết quả thanh lý TSCĐ:
– Chi phí thanh lý TSCĐ: ………………………….. (viết bằng chữ) …………………………….
– Giá trị thu hồi: ……………………………………. (viết bằng chữ) ………………………………
– Đã ghi giảm sổ TSCĐ ngày……tháng…….năm……..
Ngày……..tháng…….năm….. | |
Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) |
Kế toán trưởng (Ký, họ tên) |
Xem thêm: Hướng dẫn cách lập Mẫu biên bản thanh lý tài sản cố định theo thông tư 133
Mẫu biên bản thanh lý tài sản cố định – Mẫu 02 Ban hành theo thông tư 200
Đơn vị:……………………………
Bộ phận:………………………… |
Mẫu số: 02 – TSCĐ (Ban hành theo Quyết định số: 48/2006/QĐ- BTC Ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC) |
BIÊN BẢN THANH LÝ TSCĐ
Ngày …tháng …năm ….
Số: ……………………
Nợ: …………………..
Có: …………………..
Căn cứ Quyết định số: …………….. ngày …. tháng …. năm ……… của………………………
về việc thanh lý TSCĐ.
I- Ban thanh lý TSCĐ gồm:
– Ông/Bà: ………………………………………. Chức vụ: ………………………….. Trưởng ban:
– Ông/Bà: ………………………………………. Chức vụ: ……………………………….. Ủy viên:
– Ông/Bà: ………………………………………. Chức vụ: ……………………………….. Ủy viên:
II- Tiến hành thanh lý TSCĐ:
– Tên, ký mã hiệu, quy cách (cấp hạng) TSCĐ:……………………………………………………
– Số hiệu TSCĐ:…………………………………………………………………………………………..
– Nước sản xuất (xây dựng):…………………………………………………………………………..
– Năm sản xuất:……………………………………………………………………………………………
– Năm đưa vào sử dụng: ……………………………… Số thẻ TSCĐ:…………………………….
– Nguyên giá TSCĐ:………………………………………………………………………………………
– Giá trị hao mòn đã trích đến thời điểm thanh lý:…………………………………………………
– Giá trị còn lại của TSCĐ:………………………………………………………………………………
III- Kết luận của Ban thanh lý TSCĐ:
………, ngày…..tháng…..năm…. | |
Trưởng Ban thanh lý (Ký, họ tên) |
IV- Kết quả thanh lý TSCĐ:
– Chi phí thanh ký TSCĐ: ………………………………..(viết bằng chữ)…………………………….
– Giá trị thu hồi: …………………………………………….(viết bằng chữ)……………………………..
– Đã ghi giảm số TSCĐ ngày ………..tháng ……….năm …………..
Giám đốc (Ký, họ tên, đóng dấu) |
Ngày …. tháng …. năm …… Kế toán trưởng (Ký, họ tên) |
Hướng dẫn cách hạch toán định khoản khi thanh lý nhượng bán tài sản cố định
1.1. Phản ánh các khoản thu nhập về thanh lý, nhượng bán TSCĐ:
+ Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)
Có TK 711 – Thu nhập khác (Số thu nhập chưa Có thuế GTGT)
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311).
+ Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)
Có TK 711 – Thu nhập khác (Tổng giá thanh toán).
1.2. Các chi phí phát sinh cho hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ, ghi:
Nợ TK 811 – Chi phí khác
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)
Có các TK 111, 112, 141, 331,. . . (Tổng giá thanh toán).
1.3. Đồng thời ghi giảm nguyên giá TSCĐ thanh lý, nhượng bán, ghi:
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)
Nợ TK 811 – Chi phí khác (Giá trị còn lại)
Có TK 211 – TSCĐ hữu hình (Nguyên giá)
Trên đây là Thủ tục thanh lý và cách hạch toán tài sản cố định trong doanh nghiệpXH năm 2019 mới nhất mà Ketoanhn.org tổng hợp được hi vọng giúp ích được bạn trong công việc.
Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan cần giải đáp bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ. Tổng đài hỗ trợ tư vấn miễn phí: 1900 6246
Ketoanhn.org chúc bạn làm tốt công việc
Kết nối với chúng tôi: https://www.facebook.com/ketoanhn.org/
Nếu bạn muốn học thực tế trải nghiệm va vất cùng kế toán trưởng giàu kinh nghiệm cần trên tay bộ chứng từ bao gồm: hóa đơn đỏ, phiếu thu chi, nhập xuất…của doanh nghiệp đang hoạt động có thể lựa chọn một lớp học kế toán thực hành của Trung tâm kế toán Hà Nội là đơn vị được thành lập từ năm 2005 đi đầu trong lĩnh vực đào tạo kế toán thực hành trên chứng từ hóa đơn đỏ hiện có 39 cơ sở học trên toàn quốc, 6 cơ sở học tại Hà Nội. Hàng tháng trung tâm vẫn đào tạo cho hơn 1000 học viên trên toàn quốc.
Chi tiết liên hệ Hotline: 0974 975 029 (Mr Quân)