Quy định về phụ cấp xăng xe cho nhân viên trong doanh nghiệp
Quy định về phụ cấp xăng xe cho nhân viên trong doanh nghiệp ra sao? Phụ cấp xăng xe có tính thuế TNCN? Có phải đóng BHXH? Bài viết dưới đây Ketoanhn.org xin tổng hợp chia sẻ.
>>Xem thêm: Quy định chi phí đi công tác hợp lý trong doanh nghiệp
Quy định về phụ cấp xăng xe khi tính thuế TNDN.
Được quy định tại Thông tư 78/2014/TT-BTC, tại điều 6, khoản 2, điểm 2.2 về khấu hao tài sản, có quy định khấu hao của xe ô tô chở người lao động được tính vào chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN.
Căn cứ theo Thông tư 151/2014/TT-BTC tại Điều 1 quy định các khoản chi không được tính vào chi phí được trừ như sau:
“2.31. Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế, trừ các khoản chi sau:
…….
– Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác. Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.”
Như vậy: Theo quy định của 2 Thông tư trên, khoản chi về khấu hao xe đưa đón người lao động, và khoản chi xăng xe đưa đón người lao động ĐƯỢC tính vào chi phí được trừ khi xác định thuế TNDN. Người lao động cũng không chịu thuế TNCN của chi phí xăng xe đưa đón này, vì lợi ích mang tính tập thể, không xác định cho từng cá nhân.
>>Xem thêm: Những khoản chi phí được trừ và không được trừ khi tính thuế TNDN
Phụ cấp xăng xe có chịu thuế TNCN không?
Được quy định tại Điều 2, khoản 2 điểm a Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định những khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương tiền công bao gồm:
- Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
- a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
….
đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:
….
đ.4) Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,… cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà nước. Mức khoán chi không tính vào thu nhập chịu thuế đối với một số trường hợp như sau:
đ.4.1) Đối với cán bộ, công chức và người làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, Hội, Hiệp hội: mức khoán chi áp dụng theo văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.
đ.4.2) Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh, các văn phòng đại diện: mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
đ.4.3) Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức quốc tế, các văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài: mức khoán chi thực hiện theo quy định của Tổ chức quốc tế, văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài.’’
Như vậy:
Nếu doanh nghiệp quy định phụ cấp tiền xăng xe cho người lao động, như một khoản phụ cấp theo lương, thì tiền phụ cấp này là khoản phụ cấp theo lương chịu thuế TNCN
– Vì Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do DN trả mà người lao động được hưởng dưới mọi hình thức -> Đều phải chịu thuế TNCN.
– Thứ hai: Quy định về các khoản phụ cấp, hỗ trợ được miễn thuế TNCN cũng không hề nói đến khoản phụ cấp Xăng xe được miễn thuế TNCN.
– Nếu là khoản hỗ trợ xăng xe, đi lại trong quá trình đi công tác (đây là khoản công tác phí) thì được miễn thuế TNCN (Nhưng phải theo mức quy định của doanh nghiệp nhé)
>>Xem thêm: Hướng dẫn cách tính thuế thu nhập cá nhân
Khoản phụ cấp xăng xe có phải đóng BHXH không:
Theo khoản 2 điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của BHXH Việt Nam:
“2.3. Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong HĐLĐ theo 11 Điều 4 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP.”
Kết luận:
Phụ cấp xăng xe không phải đóng BHXH nhé.
Trên đây là bài viết Quy định về phụ cấp xăng xe cho nhân viên trong doanh nghiệp mà Ketoanhn.org tổng hợp được hi vọng sẽ giúp ích được bạn trong công việc.
Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan cần giải đáp bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ. Tổng đài hỗ trợ tư vấn miễn phí: 1900 6246
Ketoanhn.org xin chúc bạn làm tốt công việc kế toán
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về thuế TNDN, thuế TNCN hay kê khai làm báo cáo thuế, cập nhật thông tư nghị định mới nhất về thuế bạn có thể tham gia một lớp học kế toán thực hành của Trung tâm kế toán Hà Nội để lấy lấy thêm kinh nghiệm làm việc nhé
Chi tiết liên hệ Hotline: 0974 975 029 (Mr Quân)
Kết nối với chúng tôi: https://www.facebook.com/ketoanhn.org/