Hướng dẫn cách xử lý hóa đơn trên 20 triệu nhưng không chuyển khoản đúng quy định?
Hàng hóa, dịch vụ có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên sẽ phải thực hiện chuyển khoản nhưng có nhiều trường hợp bên mua lại thực hiện thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ thông qua hình thức trả bằng tiền mặt. Bài viết dưới đây Kế toán hà nội sẽ cùng các bạn tìm hiểu cách xử lý hóa đơn trên 20 triệu đồng nhưng không chuyển khoản đúng quy định.
>>Xêm thêm: Xử lý mua xăng dầu một ngày tổng hóa đơn trên 20 triệu đồng
- Hóa đơn trên 20 triệu đồng có bắt buộc phải chuyển tiền mặt?
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (được sửa đổi, bổ sung Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC) thì doanh nghiệp được trừ khoản chi nếu có hóa đơn mua bán hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên và đã bao gồm thuế giá trị gia tăng khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Vậy chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt là gì?. Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt là tài liệu được dùng để ghi nhận lại thông tin về các khoản chi để mua hàng hóa, dịch vụ và các khoản chi này được thanh toán thông qua các phương tiện khác mà không phải là tiền mặt như: séc, ủy nhiệm chi hoặc lệnh chi, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng…
Căn cứ vào khoản 10 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 Thông tư 173/2016/TT-BTC) thì chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, bao gồm:
+ Chứng từ thanh toán qua ngân hàng: séc, ủy nhiệm chi hoặc lệnh chi, ủy nhiệm thu, nhờ thu, thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng, ví điện tử,…Đây là chứng từ chứng minh việc chuyển tiền từ tài khoản của bên mua sang tài khoản của bên bán thông qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo các hình thức thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật.
+ Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt khác: thanh toán bù trừ, bù trừ công nợ hay cấn trừ nợ thông qua người thứ ba, thanh toán ủy quyền qua người thứ ba thanh toán qua ngân hàng, thanh toán qua ngân hàng của bên thứ ba mở tại Kho bạc Nhà nước để thực hiện cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ…
(1) Hàng hóa, dịch vụ được mua theo hình thức thanh toán bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào với giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra, vay mượn hàng.
Khi áp dụng hình thức thanh toán này thì cần nêu rõ cụ thể trong hợp đồng và phải có biên bản đối chiếu số liệu và xác nhận giữa hai bên về việc thanh toán bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ mua vào với hàng hóa, dịch vụ bán ra, vay mượn hàng.
(2) Hàng hóa, dịch vụ mua vào theo hình thức bù trừ công nợ (vay, mượn tiền hay cấn trừ công nợ qua người thứ ba)
Việc sử dụng hình thức bù trừ công nợ thì cần được quy định trong hợp đồng; phải có hợp đồng vay, mượn tiền dưới hình thức văn bản được lập trước đó và có chứng từ chuyển tiền từ tài khoản của bên cho vay sang tài khoản của bên đi vay.
(3) Hàng hóa, dịch vụ mua vào được thanh toán ủy quyền qua bên thứ ba thanh toán qua ngân hàng.
Khi thanh toán theo ủy quyền hoặc thanh toán cho bên thứ ba theo chỉ định của bên bán thì phải được quy định trong hợp đồng và bên thứ ba là một pháp nhân hoặc cá nhân đang hoạt động theo quy định của pháp luật.
(4) Hàng hóa, dịch vụ mua vào được thanh toán qua ngân hàng vào tài khoản của bên thứ ba mở tại Kho bạc Nhà nước để thực hiện cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ (theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền)
Tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC thnh.ì chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt là căn cứ để khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào và được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Như vậy, chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt là một trong những căn cứ để khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào khi mua hàng hóa, dịch vụ mua vào kể cả hàng hóa nhập khẩu từ 20 triệu đồng trở lên.
Cần lưu ý rằng nếu mua hàng hóa, dịch cụ của một nhà cung cấp có giá trị dưới 20 triệu đồng nhưng lại mua hàng hoám dịch vụ đó nhiều lần trong cùng một ngày mà tổng giá trị của hàng hóa, dịch vụ từ 20 triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.
>>Xem thêm: Hướng dẫn xử lý chi phí hóa đơn trên 20 triệu thanh toán bằng tiền mặt
- Hóa đơn đầu vào trên 20 triệu đồng không chuyển khoản có bị ảnh hưởng gì không?
Các hóa đơn có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì cơ sở kinh doanh sẽ căn cứ vào hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ bằng văn bản; hóa đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán qua ngân hàng của hàng hóa, dịch vụ mua trả chậm, trả góp để thực hiện việc kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.
Nếu bên mua thực hiện thanh toán bằng tiền mặt đối với hóa đơn có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì sẽ xảy ra 03 trường hợp:
+ Bên mua thanh toán bằng tiền mặt cho bên bán và bên bán xuất hóa đơn giá trị gia tăng từ 20 triệu đồng trở lên cho người mua. Đối với hóa đơn có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì sẽ không được khấu trừ và bên bán sẽ bị phạt.
+ Bên mua dùng tài khoản của cá nhân chuyển khoản vào tài khoản công ty của bên bán. Bên bán xuất lại hóa đơn giá trị gia tăng cho bên mua thì trường hợp này bên bán đã xuất hóa đơn giá trị gia tăng hợp lệ. Nhưng bên mua sử dụng hóa đơn này thì không được khấu trừ và bị loại chi phí.
+ Bên mua thanh toán giá trị ghi trên hóa đơn một nửa tiền mặt thì bên mua sẽ được khấu trừ thuế giá trị gia tăng trên số tiền chuyển khoản và được tính vào chi phí tương ứng với số tiền chuyển khoản. Như vậy, chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp và phần không chuyển khoản tiền không được khấu trừ bao gồm cả tiền hàng và tiền thuế giá trị gia tăng.
Có một số trường hợp hóa đơn trên 20 triệu đồng không chuyển khoản nhưng vẫn được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp:
(1) Khoản chi cho việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, cho hoạt động phòng, chống HIV/ AIDS tại nơi làm việc: chi phí đào tạo cán bộ phòng chống HIV/ AIDS của doanh nghiệp, chi phí tổ chức truyền thông phòng chống HIV/ AIDS cho người lao động của doanh nghiệp, phí thực hiện tư vấn khám và xét nghiệm HIV/ AIDS, chi phí hỗ trợ người nhiễm HIV là người lao động của doanh nghiệp.
(2) Khoản chi cho việc hỗ trợ phục vụ cho hoạt động của tổ chức Đảng, tổ chức chính trị – xã hội trong doanh nghiệp.
(3) Khoản chi cho việc thu mua hàng hóa, dịch vụ được lập Bảng kê như mua sản phẩm nông nghiệp, thủy sản sản,…của người dân bán ra.
(4) Khoản chi đươc thanh toán theo phương thức bù trừ, ủy quyền.
- Hóa đơn đầu ra trên 20 triệu đồng không chuyển khoản xử lý như thế nào?
Thanh toán với hóa đơn trên 20 triệu sẽ bị phạt không được khấu trừ và bị loại không được giảm trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân sau:
Trường hợp bên mua đã thực hiện thanh toán bằng tiền mặt đối với hóa đơn giá trị trên 20 triệu đồng.
Cách thức 1: Hai bên cùng nhau thỏa thuận và đi đến thống nhất về việc viết ủy nhiệm chi chuyển khoản sang tài khoản của bên bán. Sau khi đã nhận được khoản tiền trong tài khoản thì bên bán phải hoàn lại tiền mặt hoặc thanh toán bằng séc.
Cách thức 2: Bên mua hàng hóa, dịch vụ sẽ liên hệ với bên bán làm ủy nhiệm chi thanh toán vào tài khoản của bên bán. Sau đó bên bán lấy tiền mặt làm giấy nộp tiền trả vào tài khoản.
Cách thức 3: Bên mua thương lượng với đối tác để lấy lại khoản tiền mặt, rồi sau đó mang ra ngân hàng làm ủy nhiệm chi và chuyển khoản đến tài khoản của công ty bên bán.
Trên đây là bài viết Hướng dẫn cách xử lý hóa đơn trên 20 triệu nhưng không chuyển khoản đúng quy định? mà Ketoanhn.org tổng hợp được hi vọng giúp ích được bạn trong công việc.
Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan cần giải đáp bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ. Tổng đài hỗ trợ tư vấn miễn phí: 1900 6246
Ketoanhn.org chúc bạn làm tốt công việc
Kết nối với chúng tôi: https://www.facebook.com/ketoanhn.org/
Nếu bạn muốn học thực tế trải nghiệm va vất cùng kế toán trưởng giàu kinh nghiệm cần trên tay bộ chứng từ bao gồm: hóa đơn đỏ, phiếu thu chi, nhập xuất…của doanh nghiệp đang hoạt động có thể lựa chọn một lớp học kế toán thực hành của Trung tâm kế toán Hà Nội là đơn vị được thành lập từ năm 2005 đi đầu trong lĩnh vực đào tạo kế toán thực hành trên chứng từ hóa đơn đỏ hiện có 39 cơ sở học trên toàn quốc, 6 cơ sở học tại Hà Nội. Hàng tháng trung tâm vẫn đào tạo cho hơn 1000 học viên trên toàn quốc.
Chi tiết liên hệ Hotline: 0974 975 029 (Mr Quân)