Hướng dẫn cách xử lý hàng tồn kho ảo quá nhiều trên sổ sách
Đối với kế toán mới vào nghề việc hàng tồn kho quá nhiều so với thực tế sẽ rất hoang mang lo lắng không biết xử lý sao cho hợp lý. Bài viết dưới đây Ketoanhn.org xin Hướng dẫn cách xử lý hàng tồn kho ảo quá nhiều trên sổ sách các bạn cùng tham khảo rút kinh nghiệm và áp dụng cho doanh nghiệp mình nhé
>>Xem thêm: Những tài khoản dùng trong kế toán hàng tồn kho
Nguyên nhân nào dẫn đến hàng tồn kho quá nhiều so với thực tế
+ Khi doanh nghiệp bạn không muốn nộp thuế GTGT và chủ DN dùng biện pháp mua rất nhiều hoá đơn GTGT đầu vào để đập vào phần thuế GTGT đầu ra để khỏi phải nộp thuế. Khi ấy, DN thực hiện chỉ mua hoá đơn chứ không hề mua hàng thật. Tuy nhiên, kế toán vẫn phải hạch toán bình thường. Điều này dẫn đến tăng hàng tồn kho nhưng thực tế thì không có hàng nào trong kho cả.
+ Trường hợp công ty bán hàng nhưng không xuất hoá đơn. Nếu DN bán hàng có xuất hoá đơn thì hàng hoá trong kho cũng như trong sổ sách sẽ giảm bớt đi như nhau. Nhưng do bán háng hoá nhưng không xuất hoá đơn nên không có chứng từ để ghi chép vào sổ sách kế toán thuế, dẫn đến hàng tháng trong sổ kế toán vẫn còn hàng mà thực tế trong kho đã hết hoặc còn ít hơn sổ sách kế toán.
+ Nguyên nhân khác còn có thể do trong quá trình nhập hàng, xuất hàng kế toán không theo dõi cẩn thận dẫn đến nhầm mã hàng nhập xuất, khiến cho mã hàng dù đã hết trong kho nhưng vẫn còn trên sổ sách kế toán hoặc ngược lại.
Cách xử lý hàng tồn kho ảo quá nhiều trên sổ sách
>>Xem thêm: Các trường hợp hàng tồn kho bị âm nguyên nhân và cách xử lý
Kiểm tra số liệu tồn kho sổ sách
Kế toán phải theo dõi được tồn kho cuối kỳ bao gồm những mặt hàng nào, giá trị, số lượng tồn kho cuối kỳ ra sao, tất cả vấn đề này sẽ được tổng hợp trên bảng tổng hợp nhập – xuất –tồn.
Cần lưu ý khi kiểm tra phần hành hàng tồn kho, chúng ta nên rà soát trước bảng tổng hợp nhập xuất tồn. Xác định
+Hàng hóa không thể có khả năng tồn kho. Ví dụ như bê tông thương phẩm không có khả năng tồn kho được. Lúc này sẽ ghi nhận là chi phí luôn trong kỳ => nghi ngờ mua hóa đơn.
+Hàng tồn kho không biến động phát sinh trong kỳ hoặc chỉ mua nhưng không bán. Phỏng vấn kế toán nguyên nhân vì sao hàng không có biến động trong kỳ
=>Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
>>Xem thêm: Điều kiện trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
+Hàng tồn kho chỉ có phát sinh nhập về số lượng mà không có giá trị => Ghi nhận hàng biếu tặng vào TK 711.
Hàng tồn kho bị âm về lượng tại thời điểm cuối kỳ, hoặc khi xem xét vào chi tiết mã vật tư.
-Nguyên nhân: Có thể do bán khống, mua nhưng chưa lấy hóa đơn, chưa hạch toán hóa đơn hoặc hạch toán ngày mua hàng theo hóa đơn chứ không theo biên bản bàn giao. (Nói về thời điểm ghi nhận hàng đối với cơ quan thuế, trường hợp hóa đơn ghi nhận trước và sau ngày nhận biên bản bàn giao).
-Rủi ro, cơ quan thuế sẽ không chấp nhận chi phí cho những chi phí bán trước mua sau trong kỳ.
-Biện pháp xử lý, trộn lẫn mã vật tư, mua hóa đơn, ghi thời điểm nhập kho trước thời điểm xuất hóa đơn (Điều chỉnh biên bản bàn giao hàng hóa, trên hợp đồng phải nêu rõ thời điểm giao hàng và thời điểm xuất hóa đơn).
-Đấy là đối với các kho như 152, 153, 156, 155. Còn đối với TK 154 thì dở dang được xác định như thế nào ? Số dư dở dang TK 154 như thế nào là đúng?
+Bảng tổng hợp 154, xem xét những công trình không có biến động, công trình đã phát sinh nghiệm thu thanh toán toàn bộ so với hợp đồng nhưng vẫn còn dở dang 154.
+Các công trình trong năm thì tiến hành kiểm kê dở dang để xác định lại 154. Hoặc có thể ước tính bằng cách tính toán doanh thu dự kiến với tỷ suất lợi nhuận của từng công trình.
Số liệu kiểm kê tồn kho thực tế
Kiểm kê hàng tồn kho là một vấn đề cực kỳ trọng yếu trong việc xác định doanh nghiệp có tài sản thực hay không?
Vấn đề tài sản thực là vấn đề quan tâm của chủ sở hữu DN (Xem có bị thất thoát tài sản hay không) hoặc cơ quan thuế quan tâm (DN mua hóa đơn, hàng tồn kho rất lớn) mà các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính cũng quan tâm đến vấn đề tồn kho thực tế của một DN.
Các tác dụng của kiểm kê hàng tồn kho:
+Xác định được số lượng hàng hóa sản phẩm thực tế còn tồn. Từ đó quy trách nhiệm thiếu hụt (Trường hợp thủ kho tự lấy hàng ra bán). Cũng như xác định lại giá trị sổ sách của DN.
+Tình trạng chất lượng của những sản phẩm này => Đưa ra chính sách về bảo quản, dự trữ hoặc tiêu hủy phù hợp.
+Xem xét các vấn đề về bảo vệ tài sản hay sắp xếp kho khoa học hợp lý, tiết kiệm chi phí lưu kho cũng như vận chuyển.
Ví dụ trong việc kiêm kê hàng tồn kho
Ví dụ 1: Khi đi kiểm kê kho vải, đếm theo từng chồng. Doanh nghiệp xếp kho theo kiểu xây nhà, bên trong rỗng. Vì đếm kiểm kê theo cách là cộng rồi nhân lên. Nên tý thì qua mặt được kiểm toán viên. Tính toán ra chênh lệch điều chỉnh sổ số liệu rất lớn. Nên phải đưa ra ý kiến từ chối kiểm toán.
Ví dụ 2: Cơ quan thuế kiểm kê tồn kho để loại trừ hóa đơn mua dẫn đến loại trừ VAT được khấu trừ.
Những cách làm giảm hàng tồn kho ảo trong doanh nghiệp
- Đăng ký với sở công thương: thực hiện việc khuyễn mãi
Mua khối lượng bao nhiêu thì khuyến mãi một lượng nhỏ hàng như vậy cũng bớt được một ít.
- Giảm giá hàng bán
Nếu khách mua ký hợp đồng mua số lượng lớn thì giảm giá => tăng được số lượng bán ra => hàng tồn sẽ giảm.
- Lập thủ tục thanh lý, hủy hàng hóa cứ cách khoản 3-4-5-6 tháng thì làm một lần bằng cách xem mặt hàng nào có giá trị ngày mua lâu nhất mà giờ chưa tống cổ nó ra được cái này nếu làm được giảm đáng nể.
*Thanh lý:
– Biên bản kiểm kê hàng hóa.
– Quyết định thanh lý hàng hóa để lâu không bán được.
– Xuất hóa đơn thanh lý.
*Hủy hàng: những mặt hàng có hạn sử dụng như sữa, hàng hóa khác…. hoặc như xi măng dễ bị hư hỏng do tính sinh lý hóa của sản phẩm, tránh hiểu nhầm như sắt thép chỉ có thể thanh lý ko ai làm hủy bao giờ.
– Biên bản kiểm kê hàng hóa hết hạn sử dụng hoặc hư hỏng do sinh lý hóa.
– Đề nghị hủy hàng hóa do hết hạn sử dụng hoặc hư hỏng sinh lý hóa.
– Quyết định tiêu hủy và phương án hủy hàng hóa.
– Biên bản hủy hàng hóa.
- Nhượng thương mại
Tìm xem doanh nghiệp nào có nhu cầu thì tống cho họ cái này cứu vớt được bao nhiêu phần % Vat thì mừng bấy nhiêu, còn thuế TNDN thì không lo bán bằng giá vốn.
- Xuất bán lẻ là cách cuối cùng an toàn là thượng sách xuất bán lẻ cho khách lẻ không lấy hóa đơn chịu thiệt 10% còn hơn là ko có chổ để cắm dùi.
- Hàng thiếu hụt khi kiểm kê hàng hóa, làm biên bản phạt đền vào trừ lương nhân viên, cũng chỉ giảm được một phần nhỏ không đáng bao nhiêu.
- Làm biên bản trộm cắp mất mát, thủ tục rườm rà phải có xác nhận của công An, và các cơ quan chức năng khác.
- Hỏa hoạn cháy nổ, cách này là hạ sách tự mình thiêu mình, không ai dùng.
- Để kệ hàng tồn ngồi đó chờ chết, khi thanh kiểm tra truy thuế GTGT 10%, Truy thuế TNDN 20%, Phạt tội bán hàng không xuất hóa đơn theo thông Tư số 10 và phạt tội trốn thuế theo Số: 166/2013/TT-BTC mức cao nhất 3 lần.
- Cho vay mượn để hợp thức hóa sau đó trả lại là xong
– Trường hợp xuất máy móc, thiết bị, vật tư, hàng hóa dưới hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả, nếu có hợp đồng và các chứng từ liên quan đến giao dịch phù hợp, cơ sở kinh doanh không phải lập hóa đơn, tính, nộp thuế GTGT.
= > Cách này chỉ áp dụng trong năm tài chính hiện hành nếu hai bên đồng ý
- Đẩy hết vật tư cho công trình
– Một: Công trình nào đang thi công đẩy hết vật tư xuất kho sử dụng.
– Hai: Ký ảo một công ty nào đó quen biết có giá trị thi công lớn => xuất kho theo dự toán ảo sử dụng để kho bãi trở nên trống khi cán bộ thanh tra kiểm tra, đợi khi quyết toán xong xuôi thì tiến hành hủy hợp đồng, biên pháp đối phó nhất thời.
Trên đây là Hướng dẫn cách xử lý hàng tồn kho ảo quá nhiều trên sổ sách mà Ketoanhn.org tổng hợp được hi vọng giúp ích được bạn trong công việc.
Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan cần giải đáp bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ. Tổng đài hỗ trợ tư vấn miễn phí: 1900 6246
Ketoanhn.org chúc bạn làm tốt công việc
Kết nối với chúng tôi: https://www.facebook.com/ketoanhn.org/
Nếu bạn muốn học thực tế trải nghiệm va vất cùng kế toán trưởng giàu kinh nghiệm cần trên tay bộ chứng từ bao gồm: hóa đơn đỏ, phiếu thu chi, nhập xuất…của doanh nghiệp đang hoạt động có thể lựa chọn một lớp học kế toán thực hành của Trung tâm kế toán Hà Nội là đơn vị được thành lập từ năm 2005 đi đầu trong lĩnh vực đào tạo kế toán thực hành trên chứng từ hóa đơn đỏ hiện có 39 cơ sở học trên toàn quốc, 6 cơ sở học tại Hà Nội. Hàng tháng trung tâm vẫn đào tạo cho hơn 1000 học viên trên toàn quốc.
Chi tiết liên hệ Hotline: 0974 975 029 (Mr Quân)