Hướng dẫn cách hạch toán Tài sản cố định theo nhiều trường hợp
Hướng dẫn các bạn cách hạch toán Tài sản cố định theo nhiều trường hợp? Hạch toán tăng tài sản cố định hữu hình? Hạch toán giảm Tài sản cố định? Hạch toán mua tài sản cố định? Hạch toán Tài sản cố định đi thuê hoạt động? Hạch toán trích khấu hao tài sản cố định

Hạch toán Tài sản cố định theo nhiều trường hợp
Xem thêm: Những phương pháp tính khấu hao tài sản cố định
I. Hướng dẫn hạch toán tăng tài sản cố định hữu hình
a, Tăng TSCĐ do góp vốn
Thủ tục cần có:
– Biên bản góp vốn
– Biên bản giao nhận TSCĐ
– Biên bản đánh giá lại TSCĐ, chứng thư thẩm định giá trị tài sản
– Biên bản điều chuyển (Công ty mẹ điều chuyển cho công ty con nhưng hạch toán phụ thuộc)
– Hoá đơn GTGT nếu nhận vốn góp của một doanh nghiệp khác
– Phiếu nhập kho TSCĐ
– Hồ sơ quyền sỡ hữu, hồ sơ kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng tài sản, giấy tờ bảo hành tài sản, hợp đồng bảo hiểm tài sản…
– Giấy chứng nhận quyên sở hữu (nếu là tài sản sở hữu)
Hướng dẫn hạch toán:
Bên nhận góp vốn, hạch toán:
Nợ TK 211 ( chi tiết )
Nợ TK 1331
Có TK 411 ( ai góp )
Bên góp vốn, hạch toán:
Nợ TK 221, 222, 228
Nợ TK 811 (Chênh lệch do đánh giá thấp hơn giá trị gốc)
Có TK 211, 213
Có TK 3331
Có TK 711 (Chênh lệch do đánh giá cao hơn giá trị gốc)
– Tăng do mua sắm
– Tờ trình, kế hoạch phê duyệt mua
– Các quyết định phê duyệt thầu, chỉ định thầu, báo giá theo yêu cầu
– Hợp đồng kinh tế (mua, bán)
– Phiếu xuất kho, phiếu thu tiền của bên bán
– Hoá đơn GTGT
– Phiếu chi, UNC
– Biên bản bàn giao bản thiết kế kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng, bảo hành (nếu có)
– Thanh lý hợp đồng
– Giấy chứng nhận quyền sở hữu (nếu là tài sản sở hữu)
Hạch toán Nợ TK 211
Nợ TK 1331
Có TK 111, 112, 331
b, Tăng do xây dựng cơ bản bàn giao
Thủ tục cần có:
– Quyết định đưa tài sản từ xây dựng cơ bản vào sử dụng
– Hồ sơ nghiệm thu, quyết toán công trình có giá trị
– Biên bản bàn giao đưa vào sử dụng
Hướng dẫn hạch toán:
Nợ TK 211 ( chi tiết)
Có TK 241
c, Tăng do chuyển từ công cụ dụng cụ
Hướng dẫn hạch toán:
Nợ TK 211 ( 2111)
Có TK 153 ( CCDC còn mới
Có TK 142 ( Giá trị CCDC đã qua sử dụng)
Có TK 214 ( Giá trị đã phân bổ )
+ Tăng nhận lại vốn góp :
Nợ TK 211 ( chi tiết)
Có TK 221
d, Tăng tài sản cố định vô hình từ nội bộ doanh nghiệp
Từ khi phát sinh cổ phần để hoàn thành nên TSCĐ VH mà không thoả mãn tiêu chuẩn để trử thành TSVH thì kế toán ghi:
Nợ TK 642, 142, 242
Nợ TK 1331
Có TK 111,112, 331
– Khi xét thấy việc triển khai có hiệu quả và thoả mãn đây đủ các điều kiện để trở thành TSVH thì hạch toán
Nợ TK 241
Nợ TK 1331
Có TK 111, 112, 331
– Khi kết thúc giai đoạn hoàn thành bàn giao thì phỉa chuyển sang TSCĐ VH :
Nợ TK 2113
Có TK 241
– Trường hợp nếu DN nhận vốn góp là quyền sử dụng đất:
Nợ TK 2113
Có TK 411 ( ai góp )
- Trường hợp mua sắm tài sản cố định (mua trong nước)
Thủ tục cần có:
– Hợp đồng mua bán
– Hóa đơn mua
– Các chứng chỉ chất lượng (nếu có)
– Làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu hoặc sang tên đổi chủ ( nếu có )
– Biên bản bàn giao tài sản
– Quyết định đưa tài sản vào sử dụng
– Lập thẻ tài sản
– Chứng từ chứng minh thanh toán không dùng tiền mặt cho nhà cung cấp
Hướng dẫn hạch toán:
Doanh nghiệp hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình
(Giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1332)
Có các TK 111, 112, . . .
Có TK 331 – Phải cho người bán
Có TK 341 – Vay dài hạn.
Doanh nghiệp hạch toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình
(Giá mua bao gồm thuế GTGT)
Có các TK 111, 112, . . .
Có TK 331 – Phải cho người bán
Có TK 341 – Vay dài hạn.
- Trường hợp mua sắm TSCĐ (mua nhập khẩu)
Thủ tục cần có:
– Hợp đồng mua bán
– Hồ sơ hải quan (tờ khai hải quan,…)
– Các chứng chỉ chất lượng (nếu có)
– Làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu (nếu có)
– Biên bản bàn giao tài sản
– Quyết định đưa tài sản vào sử dụng
– Lập thẻ tài sản
– Các chi phí liên quan đến nhập khẩu
– Nộp các loại thuế liên quan đến nhập khẩu
– Làm thủ tục thanh toán quốc tế
Hướng dẫn hạch toán
Doanh nghiệp hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
– Hạch toán giá nhập khẩu
Nợ 211 – TSCĐ hữu hình
Có 331 – Phải cho người bán
– Hạch toán thuế NK phải nộp
Nợ 211
Có 3333 – Thuế NK
– Hạch toán thuế TTDB phải nộp (nếu có)
Nợ 211
Có 3332-Thuế TTDB
– Hạch toán thuế BVMT phải nộp (nếu có)
Nợ 211
Có 3339
– Hạch toán thuế GTGT hàng NK phải nộp
Nợ 1331
Có 33312 – Thuế GTGT hàng NK
Doanh nghiệp hạch toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
– Hạch toán giá nhập khẩu
Nợ 211 – TSCĐ hữu hình
Có 331 – Phải cho người bán
– Hạch toán thuế NK phải nộp
Nợ 211
Có 3333 – Thuế NK
– Hạch toán thuế TTDB phải nộp (nếu có)
Nợ 211
Có 3332-Thuế TTDB
– Hạch toán thuế BVMT phải nộp (nếu có)
Nợ 211
Có 3339
– Hạch toán thuế GTGT hàng NK phải nộp
Nợ 211
Có 33312 – Thuế GTGT hàng NK
II. Hướng dẫn hạch toán giảm Tài sản cố định
1.Giảm do nhượng bán, do thanh lý:
Nhượng bán: Là những TSCĐ không cần dùng hoặc xét thấy sử dụng không hiệu quả, khi nhượng bán phỉa làm đầy đủ các thủ tục cần thiết như lập hội đồng định giá, đấu giá và phải làm hợp đồng mua bán và biên bản bàn giao khi bán
Thanh lý: Là những TS bị hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được hoặc lạc hậu về kỹ thuật không phù hợp với yêu cầu sản xuất khi thanh lý DN phải quyết định thanh lý, thành lập hội đồng thanh lý để thực hiện vịêc thanh lý theo đúng thủ tục được quy định trong chế độ quản lý tài chính
Thủ tục cần có:
– Biên bản họp của Hội đồng quản trị ( Cty cổ phần ), Hội đồng thành viên ( Cty TNHH )
– Tổ chức đánh giá giá trị tài sản và định giá bán
– Quyết định thanh lý, nhượng bán
– Hợp đồng mua bán
– Xuất hóa đơn khi thanh lý, nhượng bán
– Biên bản bàn giao
Hướng dẫn hạch toán:
Doanh nghiệp hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Nợ 111,112,131 – Tổng tiền thanh toán
Có 711 – Thu nhập khác
Có 3331 – Thuế GTGT đầu ra
Đồng thời ghi giảm tài sản:
Nợ 811-Giá trị còn lại
Nợ 214 – Hao mòn đã trích
Có 211 – Nguyên giá tài sản
Doanh nghiệp hạch toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
Nợ 111,112,131 – Tổng tiền thanh toán
Có 711 – Thu nhập khác
Có 3331 – Thuế GTGT đầu ra
Đồng thời ghi giảm tài sản:
Nợ 811-Giá trị còn lại
Nợ 214 – Hao mòn đã trích
Có 211 – Nguyên giá tài sản
- Giảm do chuyển thành công cụ dụng cụ:
Hướng dẫn hạch toán:
Nợ TK 153 ( CCDC còn mới )
Nợ TK 142, 242 ( CCDC đã qua sử dụng )
Có TK 211 ( Nguyên giá)
+ Mang đi góp vốn
Nợ TK 221,
Nợ TK 214
Có TK 211 ( chi tiết)
+ Giảm do thiếu do kiểm kê
Nợ TK 214
Nợ TK 1388, 334
Nợ TK 811
Có TK 211
- Hạch toán Tài sản cố định đi thuê và cho thuê:
+ Đi thuê hoạt động:
Ở đơn vị thuê không có quyền sở hữu, chỉ có quyền sử dụng trong thời gian nhất định được ghi trong hợp đồng thuê, trong thời gian thuê đơn vị phải có trách nhiệm bảo quản, lưu giữ TSCĐ đó.
Bên đi thuê hạch toán:
* Kế toán đi thuê
+ Nếu thanh toán mỗi tháng 1 lần
+ Nếu trả từ 2 tháng -> dưới 1 năm
Nợ TK 142
Nợ TK 1331 ( nếu có)
Có TK 111, 112, 331
+ Nếu trả từ 1 năm trở lên:
Nợ TK 242
Nợ TK 1331 ( nếu có)
Có TK 111, 112, 331
+ Kế toán cho thuê
Không có chức năng cho thuê thương xuyên
Nợ TK 111, 112, 331
Có TK 711
Có TK 3331
Có chức năng
Nợ TK 111, 112, 331
Có TK 511
Có TK 3331
Nợ TK 632
Có TK 154
- Hạch toán sửa chữa TSCĐ.
-Sửa chữa nhỏ :
Nợ TK 154, 642 ( quá nhỏ )
Nợ TK 142
Nợ TK 1331
Có TK 111, 112, 331
-Sửa chữa lớn :
Nợ TK 242
Nợ TK 1331
Có TK 111, 112, 331
-Sửa chữa lớn, nâng cấp:
Nợ TK 241
Nợ TK 1331
Có TK 111, 112, 331
-Tập hợp chi phí để kết toán phần đã chi:
Nợ TK 211 (tăng giá TSCĐ)
Có TK 241
III. Hướng dẫn Hạch toán mua tài sản cố định
- Nếu mua TSCĐ mà không phải lắp đặt, chạy thử, đầu tư … (Không phát sinh các chi phí khác) sử dụng được ngay thì hạch toán:
Nợ TK 211 : (Nguyên giá không bao gồm thuế GTGT)
Nợ TK 1332 : Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 1121/ TK 331:
– Trường hợp mua sắm TSCĐ hữu hình được nhận kèm thiết bị phụ tùng thay thế, ghi:
Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hìnhcách hach toán trích khấu hao tài sản cố định
Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ (1534) (thiết bị, phụ tùng thay thế)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1332)
Có các TK 111, 112, 331 …
– Trường hợp mua TSCĐ hữu hình theo phương thức trả chậm, trả góp:
Khi mua TSCĐ hữu hình theo phương thức trả chậm, trả góp và đưa về sử dụng ngay cho SXKD, ghi:
Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình (nguyên giá – ghi theo giá mua trả tiền ngay)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1332) (nếu có)
Nợ TK 242 – Chi phí trả trước [(Phần lãi trả chậm là số chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán trừ giá mua trả tiền ngay và thuế GTGT (nếu có)] Có các TK 111, 112, 331.
Định kỳ, thanh toán tiền cho người bán, ghi:
Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán
Có các TK 111, 112 (số phải trả định kỳ bao gồm cả giá gốc và lãi trả chậm, trả góp phải trả định kỳ)
Định kỳ, tính vào chi phí theo số lãi trả chậm, trả góp phải trả của từng kỳ, ghi:
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính
Có TK 242 – Chi phí trả trước.
– Trường hợp được tài trợ, biếu, tặng TSCĐ hữu hình đưa vào sử dụng ngay cho SXKD, ghi:
Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình
Có TK 711 – Thu nhập khác.
Các chi phí khác liên quan trực tiếp đến TSCĐ hữu hình được tài trợ, biếu, tặng tính vào nguyên giá, ghi:
Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình
Có các TK 111, 112, 331,…
– Trường hợp mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất, đưa vào sử dụng ngay cho hoạt động SXKD, ghi:
Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình (nguyên giá – chi tiết nhà cửa, vật kiến trúc)
Nợ TK 213 – TSCĐ vô hình (nguyên giá – chi tiết quyền sử dụng đất)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có các TK 111, 112, 331,…
- Nếu mua TSCĐ mà phải qua lặp đặt, chạy thử, trang bị thêm … trước khi đưa vào sử dụng (không sử dụng được ngay) thì hạch toán:
Nơ TK 241: Mua sắm TSCĐ
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 112, 331
– Khi có biên bản bàn giao, nghiệm thu:
Nợ TK 211: Tải sản cố định
Có TK 241:
- Trường hợp nhận vốn góp hoặc nhận vốn cấp bằng TSCĐ:
Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình
Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh
IV: Hạch toán Tài sản cố định đi thuê hoạt động
* Tại đơn vị đi thuê: Đơn vị có trách nhiệm quản lý và sử dụng TSCĐ theo các quy định trong hợp đồng thuê, doanh nghiệp không tính khấu hao đối với những TSCĐ này, chi phí thuê TSCĐ được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ.
– Căn cứ vào hợp đồng thuê TSCĐ và các chi phí khác có liên quan đến việc thuê ngoài (vận chuyển, bốc dỡ…) kế toán ghi:
+ Với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
Nợ TK 627, 641,642: tiền thuê và các chi phí khác có liên quan
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 331: số tiền thuê phải trả
Có TK 111, 112: các chi phí khác
+ Với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
Nợ TK 627, 641, 642: tiền thuê gồm cả thuế GTGT và các chi phí khác
Có TK 331: số tiền thuê phải trả
Có TK 111: các chi phí khác
– Khi trả tiền cho đơn vị cho thuê, kế toán ghi
Nợ TK 331 (hoặc 3388)
Có TK: 111, 112
Ngoài ra, tại đơn vị đi thuê còn theo dõi tài sản cố định thuê hoạt động trên TK 001 “Tài sản thuê ngoài”.
+ Khi đi thuê ghi
Nợ TK: 001
+ Khi trả ghi
Có TK: 001
* Tại đơn vị cho thuê:
TSCĐ cho thuê hoạt động vẫn thuộc sở hữu của doanh nghiệp nên hàng tháng vẫn phải tính khấu hao.
– Các chi phí liên quan đến việc cho thuê như khấu hao TSCĐ, chi phí môi giới, giao dịch, vận chuyển… kế toán phản ánh như sau:
Nợ TK 811: tập hợp chi phí cho thuê
Có TK 214: Khấu hao TSCĐ cho thuê
Có TK 111, 112, 331: Các chi phí khác
– Các khoản thu về cho thuê, kế toán ghi
+ Tại doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Nợ TK 111, 112: tổng số thu
Có TK 711: số thu về cho thuê (không bao gồm thuế GTGT)
Có TK 3331: thuế GTGT phải nộp
+ Tại doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
Nợ TK: 111, 112
Có TK 711: tổng thu bao gồm cả thuế GTGT
-
Hạch toán TSCĐ thuê tài chính
* Điều kiện về giao dịch thuê (cho thuê) tài chính
Theo quy định tạm thời của Việt nam một giao dịch về cho thuê TSCĐ phải thoả m•n một trong 4 điều kiện sau được coi là thuê dài hạn.
– Khi kết thúc hợp đồng cho thuê, bên thuê được nhận quyền sở hữu tài sản thuê hoặc được tiếp tục thuê theo thoả thuận.
– Khi kết thúc hợp đồng cho thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua tài sản thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản thuê tại thời gian mua lại.
-Thời hạn cho thuê ít nhất phải bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản.
– Tổng số tiền thuê tài sản phải trả ít nhất phải tương đương với giá của tài sản đó trên thị trường vào thời điểm ký hợp đồng.
* Tại đơn vị đi thuê: Đối với đơn vị đi thuê tài chính TSCĐ về dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì khi nhận TSCĐ thuê tài chính kế toán căn cứ vào hoạt động thuê tài chính và chứng từ có liên quan để phản ánh các tài khoản kế toán sau:
– Khi nhận TSCĐ thuê ngoài, căn cứ vào chứng từ liên quan (hoá đơn dịch vụ cho thuê tài chính, hợp đồng thuê tài chính…) ghi:
Nợ TK 212: Nguyên giá TSCĐ ở thời điểm thuê
Nợ TK 142 (1421): Số l•i cho thuê phải trả
Có TK 342: Tổng số tiền thuê phải trả (giá chưa có thuế)
– Định kỳ thanh toán tiền thuê theo hợp đồng
Nợ TK 342 (hoặc TK 315): Số tiền thuê phải trả
Nợ TK 133 (1332): Thuế VAT đầu vào
Có TK liên quan (111, 112…): Tổng số đ• thanh toán
– Hàng kỳ trích khấu hao TSCĐ đi thuê và kết chuyển (trừ dần) l•i phải trả vào chi phí kinh doanh:
Nợ TK liên quan (627, 641, 642)
Có TK 214 (2142): Số khấu hao phải trích
Có TK 1421: Trừ dần l•i phải trả vào chi phí
– Khi kết thúc hợp đồng thuê:
+ Nếu trả lại TSCĐ cho bên thuê:
Nợ TK 1421: Chuyển giá trị còn lại chưa khấu hao hết
Nợ TK 214 (2142): Giá trị hao mòn
Có TK 212: Nguyên giá TSCĐ đi thuê
+ Nếu bên đi thuê được quyền sở hữu hoàn toàn:
BT 1: Kết chuyển nguyên giá TSCĐ:
Nợ TK 211, 213
Có TK 212: Nguyên giá
BT 2: Kết chuyển giá trị hao mòn luỹ kế:
Nợ TK 214 (2142)
Có TK 214 (2141, 2143): Giá trị hao mòn
+ Nếu bên đi thuê được mua lại
Ngoài hai bút toán phản ánh theo nguyên giá và giá trị hao mòn giống như khi được giao quyền sở hữu hoàn toàn, kế toán còn phản ánh số tiền phải trả về mua lại hay chuyển quyền sở hữu (tính vào nguyên giá TSCĐ)
Nợ TK 211, 213: Giá trị trả thêm
Nơ. TK 133 (1332):
Có TK: 111, 112, 342
* Tại đơn vị cho thuê
Về thực chất TSCĐ cho thuê vẫn thuộc quyền sở hữu của bên cho thuê, bởi vậy kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi cả về hiện vật và giá trị của TSCĐ cho thuê. Theo chế độ quy định, bên cho thuê tài chính là đối tượng không chịu thuế VAT đối với dịch vụ cho thuê tài chính. Số thuế VAT đầu vào khi mua TSCĐ đ• nộp sẽ được bên đi thuê trả dần trong thời gian cho thuê theo nguyên tắc phân bổ đều cho thời gian thuê.
– Khi giao TSCĐ cho bên đi thuê
Nợ TK 228: Giá trị TSCĐ cho thuê
Nợ TK 214 (2141, 2143): GTHM (nếu có)
Có TK 211, 213: nguyên giá TSCĐ cho thuê
Có TK 241: Chuyển giá trị XDCB hoàn thành sang cho thuê.
– Định kỳ (tháng, quý, năm) theo hợp đồng, phản ánh số tiền thu về cho thuê trong kỳ (cả vốn lẫn l•i).
Nợ TK 111, 112, 1388…: Tổng số thu
Có TK 711: Thu về cho thuê TSCĐ
Có TK 3331 (33311): Thuế VAT phải nộp.
Đồng thời xác định giá trị TSCĐ cho thuê phải thu hồi trong quá trình đầu tư tương ứng với từng kỳ.
Nợ TK 811
Có TK 228
– Nếu chuyển quyền sở hữu hoặc bán cho bên đi thuê trước khi hết hạn hoặc khi hết hạn cho thuê.
BT1: Phản ánh số thu về chuyển nhượng tài sản
Nợ TK 111, 112, 131,…
Có TK 711
BT2: Phản ánh số vốn đầu tư còn lại chưa thu hồi
Nợ TK 811
Có TK 228
– Nếu nhận lại TSCĐ khi hết hạn cho thuê, căn cứ giá trị được đánh giá lại (nếu có)
Nợ TK 211, 213: Giá trị đánh giá lại hoặc GTCL
Nợ TK 811 (hoặc có TK 711): Phần chênh lệch giữa GTCL chưa thu hồi với giá trị được đánh giá lại.
Có TK 228: GTCL chưa thu hồi.
V. Hạch toán trích khấu hao tài sản cố định
Thủ tục cần có:
Hàng tháng, kế toán phải lập bảng tính khấu hao tài sản cố định
Hướng dẫn hạch toán:
Căn cứ vào bảng tính khấu hao, cuối tháng kế toán hạch toán:
Doanh nghiệp áp dụng Quyết định 48
Nợ 6421 – KH của TSCĐ phục vụ bán hàng
Nợ 6422 – KH của TSCĐ phục vụ quản lý
Nợ 154 – KH của TSCĐ phục vụ sản xuất
Có 214
Doanh nghiệp áp dụng TT200
Nợ 641 – KH của TSCĐ phục vụ bán hàng
Nợ 642 – KH của TSCĐ phục vụ quản lý
Nợ 627 – KH của TSCĐ phục vụ sản xuất
Có 214
Chi tiết bạn tham khảo: Hướng dẫn cách hạch toán trính khấu hao tài sản cố định
Trên đây là bài viết Hướng dẫn cách hạch toán Tài sản cố định theo nhiều trường hợp mà Ketoanhn.org tổng hợp được hi vọng có thể giúp ích cho bạn trong công việc