3 Tình huống thuế thu nhập doanh nghiệp thường gặp và cách xử lý
Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, thu trên kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp. Đối tượng nộp thuế TNDN là tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập đều phải nộp thuế TNDN.
Một số Tình huống thuế thu nhập doanh nghiệp thường gặp và cách xử lý
>>Xem thêm: Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2018
Tình huống 1: Công ty có thuê xe ô tô của cá nhân, sau đó cá nhân này làm thủ tục tại cơ quan thuế để mua hóa đơn xuất cho Công ty. Như vậy, khi công ty thanh toán khoản tiền thuê xe này (30 triệu/1 tháng) bằng tiền mặt thì khoản này có phải khoản phí được trừ hay không?
Trả lời:
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Chương II Thông tư số 78/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế :
Doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi phí nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
- b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật
- c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 tr đồng trở lên…khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.”
Theo quy định trên, khi công ty thuê ô tô của cá nhân có hóa đơn với số tiền thanh toán 30 tr đồng/ tháng thì để được tính vào chi phí được trừ công ty phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Tình huống 2:
Doanh nghiệp gặp phải vướng mắc như sau:
DN có 1 khoản nợ phải thu khó đòi với DN X (DN X vẫn hoạt động bình thường)
DN cần phải làm các thủ tục về hồ sơ chứng từ như thế nào? để xử lý khoản nợ phải thu khó đòi này trở thành chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.
Trả lời:
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Chương II Thông tư số 78/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNDN quy định:
“2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
2.19. Trích, lập và sử dụng các khoản dự phòng không theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính về trích lập dự phòng: dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi…”
Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dư phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi…quy định:
Tại Phần I Những quy định chung :
“ Điều 1. Đối tượng áp dụng:
Các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 2.
- Dự phòng nợ phải thu khó đòi: là dự phòng phần giá trị tổn thất của khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thể không đòi được do khách hàng không có khả năng thanh toán.
Điều 3. Nguyên tắc chung trong trích lập các khoản dự phòng
- Các khoản dự phòng…được trích trước vào chi phí hoạt động kinh doanh năm báo cáo của doanh nghiệp…
- Thời điểm lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là thời điểm cuối kỳ kế toán năm.
- Nghiêm cấm doanh nghiệp lợi dụng việc trích lập dự phòng để tính thêm vào chi phí các khoản dự phòng không có đủ căn cứ nhằm giảm nghĩa vụ nộp ngân sách…
- Doanh nghiệp phải lập Hội đồng để thẩm định mức trích lập các khoản dự phòng…”
Tại Phần II Trích lập và sử dụng các khoản dự phòng quy định doanh nghiệp chủ động xác định mức trích lập, sử dụng từng khoản dự phòng đúng mục đích và xử lý theo các quy định cụ thể như sau:
“ Điều 6. Dự phòng nợ phải thu khó đòi.
- Điều kiện: là các khoản nợ phải thu khó đòi đảm bảo các điều kiện sau:
- Khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ, bao gồm; hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác.
Các khoản không đủ căn cứ xác định là nợ phải thu theo quy định này phải xử lý như một khoản tổn thất.
- Có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi
- Phương pháp lập dự phòng:
Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xẩy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng từ chứng minh các khoản nợ khó đòi trên.( Mức trích lập dự phòng được quy định cụ thể đối với từng khoản nợ tại điểm này của Thông tư)
…Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.”
Theo quy định trên, trường hợp doanh nghiệp có khoản nợ phải thu khó đòi thì để được tính vào chi phí được trừ, doanh nghiệp phải thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư số 228/2009/TT-BTC nêu trên. Đề nghị Công ty nghiên cứu Phần quy định về dự phòng nợ phải thu khó đòi và xử lý tài chính các khoản nợ không có khả năng thu hồi tại Thông tư trên để thực hiện theo đúng quy định.
Tình huống 3:
Hàng tháng khi nộp Bảo hiểm xã hội cty em hay nộp chậm nên Bảo hiểm tính tiền lãi chậm nộp. Vậy tiền lãi chậm nộp có được tính vào CP hợp lý không? Thông tư nào hướng dẫn?
Trả lời:
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Chương II Thông tư số 78/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNDN quy định các khoản chi không được trừ:
“2.36. Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính bao gồm: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế bao gồm cả tiền chậm nộp thuế theo quy định…và các khoản phạt về vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật.”
Theo quy định trên, trường hợp hàng tháng công ty nộp chậm BHXH nên Bảo hiểm tính tiền lãi chậm nộp thì khoản tiền lãi chậm nộp được coi là khoản tiền phạt về vi phạm hành chính nên không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
>>Xem thêm: Hướng dẫn cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Ketoanhn.org xin chúc bạn làm tốt
Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan cần giải đáp bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ. Tổng đài hỗ trợ tư vấn miễn phí: 1900 6246
Kết nối với chúng tôi: https://www.facebook.com/Trungtamdayhocketoanthuchanh/