Hướng dẫn cách hạch toán hàng mua về sau đó phải gia công, chế biến lại
Trường hợp hàng hóa mua về sau đó phải gia công, chế biến lại thì sẽ hạch toán ra sao. Các bạn hãy cùng Kế toán hà nội tìm hiểu cách cách hạch toán hàng mua về sau đó phải gia công, chế biến lại theo Thông tư 200/2014/TT-BTC và Thông tư 133/2016/TT-BTC nhé.
>>Xem thêm: Hướng dẫn cách hạch toán hàng về trước, hóa đơn về sau
Trường hợp hàng mua vào cần phải gia công, chế biến lại trước khi xuất bán để tăng giá trị hoặc khả năng tiêu thụ của hàng hóa, kế toán phải tổ chức theo dõi các khoản chi phí phát sinh trong quá trình gia công hàng hóa, từ khi đem hàng đi gia công đến khi gia công xong nhập kho hoặc chuyển bán thẳng => Sử dụng TK154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” để theo dõi các khoản chi phí liên quan đến gia công, chế biến hàng hóa. Cụ thể như sau:
- Khi hàng mua về được chuyển thẳng đi gia công, chế biến lại, ghi:
Nợ TK 154: Trị giá hàng mua chuyển ngay đi gia công, chế biến lại (Không gồm thuế GTGT)
Nợ TK 1331: Thuế GTGT đầu vào của hàng mua
Có TK 111, 112, 331,…: Tổng giá thanh toán của hàng mua.
- Nếu xuất kho hàng hóa đem đi gia công, ghi:
Nợ TK 154: Trị giá hàng hóa đem đi gia công, chế biến lại
Có TK 1561: Trị giá hàng hóa xuất kho (Thông tư 200/2014/TT-BTC)
Có TK 156: Trị giá hàng hoá xuất kho (Thông tư 133/2016/TT-BTC)
- Các chi phí liên quan
Nếu trong quá trình gia công, chế biến lại hàng hóa có phát sinh chi phí như: Chi phí vận chuyển, chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí tiền công,…, căn cứ vào các chứng từ liên quan, ghi:
Nợ TK 154: Chi phí phát sinh trong quá trình gia công, chế biến lại hàng hóa
Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)
Có TK 111, 112, 331, 334,…: Tổng số tiền đã thanh toán hoặc phải thanh toán tương ứng
- Hàng gia công, chế bến xong
Khi hàng gia công, chế biến xong được đem về nhập kho, được gửi bán hoặc chuyển bán thẳng, ghi:
Nợ TK1561: Trị giá hàng hóa nhập kho sau khi gia công, chế biến lại (Thông tư 200/2014/TT-BTC)
Nợ TK 156: Trị giá hàng hóa xuất kho (Thông tư 133/2016/TT-BTC)
Nợ TK 157: Trị giá hàng hóa gửi bán thẳng sau khi gia công, chế biến lại
Nợ TK 632: Trị giá hàng hóa bán trực tiếp cho khách hàng sau khi gia công, chế biến lại
Có TK 154: Trị giá hàng hoá gia công, chế biến đã hoàn thành.
* Ví dụ: Ngày 15/3/2021, xuất kho một số hàng hóa trị giá 100 triệu đồng đem đi gia công. Chi phí gia công chế biến đã thanh toán bằng tiền mặt là 16,5 triệu đồng (Bao gồm cả thuế GTGT 10%). Số hàng gia công được xử lý như sau:
– Bán thẳng: 20 triệu đồng.
– Gửi bán: 50 triệu đồng.
– Còn lại nhập kho.
Với số liệu trên kế toán phản ánh như sau:
– Căn cứ vào phiếu xuất kho, phản ánh trị giá hàng xuất kho đi gia công, ghi:
Nợ TK 154: 100 triệu đồng
Có TK 1561: 100 triệu đồng (Nếu DN áp dụng theo Thông tư 200/2014/TT-BTC)
Có TK 156: 100 triệu đồng (Nếu DN áp dụng theo Thông tư 133/2016/TT-BTC)
– Căn cứ vào hóa đơn và chứng từ liên quan, phản ánh chi phí gia công, ghi:
Nợ TK 154: 15 triệu đồng
Nợ TK 1331: 1,5 triệu đồng
Có TK 111: 16,5 triệu đồng.
– Khi gia công xong:
(+) Căn cứ vào hóa đơn bán hàng, phản ánh trị giá hàng bán thẳng, ghi:
Nợ TK 632: 20 triệu đồng
Có TK 154: 20 triệu đồng.
(+) Căn cứ vào phiếu gửi hàng bán, ghi:
Nợ TK 157: 50 triệu đồng
Có TK 154: 50 triệu đồng.
(+) Căn cứ vào phiếu nhập kho, ghi:
Nợ TK 1561: 45 triệu đồng (Nếu DN áp dụng theo Thông tư 200/2014/TT-BTC)
Nợ TK 156: 45 triệu đồng (Nếu DN áp dụng theo Thông tư 133/2016/TT-BTC)
Có TK 154: 45 triệu đồng.
Trên đây là bài viết Hướng dẫn cách hạch toán hàng mua về sau đó phải gia công, chế biến lại mà Ketoanhn.org tổng hợp được hi vọng giúp ích được bạn trong công việc.
Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan cần giải đáp bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ. Tổng đài hỗ trợ tư vấn miễn phí: 1900 6246
Ketoanhn.org chúc bạn làm tốt công việc
Kết nối với chúng tôi: https://www.facebook.com/ketoanhn.org/
Nếu bạn muốn học thực tế trải nghiệm va vất cùng kế toán trưởng giàu kinh nghiệm cần trên tay bộ chứng từ bao gồm: hóa đơn đỏ, phiếu thu chi, nhập xuất…của doanh nghiệp đang hoạt động có thể lựa chọn một lớp học kế toán thực hành của Trung tâm kế toán Hà Nội là đơn vị được thành lập từ năm 2005 đi đầu trong lĩnh vực đào tạo kế toán thực hành trên chứng từ hóa đơn đỏ hiện có 39 cơ sở học trên toàn quốc, 6 cơ sở học tại Hà Nội. Hàng tháng trung tâm vẫn đào tạo cho hơn 1000 học viên trên toàn quốc.
Chi tiết liên hệ Hotline: 0974 975 029 (Mr Quân)