Trang chủ » Tài Liệu Kế Toán » Đôi điều chia sẻ về nghề kiểm toán dành cho các bạn mới về nghề

Đôi điều chia sẻ về nghề kiểm toán dành cho các bạn mới về nghề




Chắc hẳn mọi người đã biết nhiều về nghề Kiểm toán, vì trong thời đại 4.0 hiện nay các bạn đều có thể tìm hiểu thông tin trên mạng. Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của người viết nên các bạn hãy cùng Kế toán hà nội đọc để tham khảo thêm nhé.

Đôi điều chia sẻ về nghề kiểm toán dành cho các bạn mới về nghề

Đôi điều chia sẻ về nghề kiểm toán dành cho các bạn mới về nghề

>Xem thêm: Được mất khi chọn nghề kế toán

Mục đích viết bài này một phần cũng vì khi phỏng vấn các bạn sinh viên hay các bạn đã đi làm 1-2 năm, mọi người vẫn chưa hiểu công việc của các bạn khi ứng tuyển, một phần vì phong trào, chưa hiểu đúng dẫn đến công việc không đúng định hướng, kỳ vọng của các bạn dẫn đến mất thời gian của nhà tuyển dụng cũng như của chính các bạn.

Tổng quan về kiểm toán các bạn có thể hiểu là đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính của Doanh nghiệp có “trung thực, hợp lý” hay không? Các dạng ý kiến kiểm toán, mọi người có thể tìm hiểu thêm trong sách hoặc trên mạng để biết thêm nhé.

Nghề kiểm toán phát sinh do nhu cầu cần thiết về minh bạch thông tin, khi chủ sở hữu doanh nghiệp (các nhà đầu tư, cổ đông) không phải là Người điều hành doanh nghiệp (CEO, Giám đốc, Kế toán trưởng), khi KPI và thưởng của Người điều hành phụ thuộc số liệu báo cáo tài chính, những số liệu từ bộ phận kế toán. Do đó, sẽ dẫn đến rủi ro về xung đột lợi ích (conflict of interest) khi Ban Giám đốc chỉ quan tâm đến những số liệu trong ngắn hạn còn Chủ sở hữu lại mong muốn doanh nghiệp hoạt động lâu dài, có lợi nhuận trong dài hạn. Ngoài ra, chủ sở hữu có thể không chuyên về các Thông tư, Nghị định, Luật hiện hành đang chi phối việc lập và trình bày báo cáo tài chính. Do đó, nhu cầu về 1 bên có chuyên môn, độc lập về lợi ích để đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính là cần thiết.

Để có thể đưa ra được ý kiến, công ty kiểm toán cần phải thực hiện rất nhiều “thủ tục”. Đầu tiên quan trọng nhất là thủ tục xem xét chấp nhận khách hàng, vì không phải khách hàng nào cũng được. Công ty kiểm toán cần đảm bảo kiểm toán viên không được có lợi ích và chứng minh tính độc lập giữa mình và công ty được kiểm toán. Do đó, công ty kiểm toán cũng khá kén trong việc chọn lọc khách hàng. Ở đây anh sẽ không đề cập nhiều, mà đi sâu vào các thủ tục sau khi khách hàng được chấp nhận.

Để thực hiện được một cuộc kiểm toán, tất nhiên rồi mình phải thiết lập 1 Nhóm kiểm toán (Team kiểm toán), gồm thành phần từ Intern (Thực tập), Staff 1, Staff 2 (Experienced Staff), Senior, Manager/Senior Manager (Chủ nhiệm/Chủ nhiệm cấp cao) và Partner (Phó Tổng Giám đốc). Mỗi vị trí trong Team sẽ có một nhiệm vụ riêng, vị trí nào cũng quan trọng để hoàn thành tốt một cuộc kiểm toán.

Intern (Thực tập)

Đối tượng thường là các bạn sinh viên năm 3-4, đôi khi có một số bạn có 1-2 năm kinh nghiệm trong ngành hoặc ngành khác muốn thay đổi công việc. Thời gian thực tập thường là từ 3-6 tháng tuỳ từng trường hợp. Nhiệm vụ chính của các bạn thực tập sinh thường chỉ tập trung vào việc hỗ trợ các anh/chị trong việc kiểm tra chứng từ kế toán, sao lưu chứng từ, kiểm tra các báo cáo tài chính không bị sai sót trong các phép cộng trừ cơ bản. Ngoài ra, có thể hỗ trợ lên giấy làm việc (working paper) một số phần hành như Tiền, chi phí, …

Đây là khoản thời gian “enjoy” nhất vì công việc của các bạn sẽ không quá nặng nề so với công việc của các vị trí khác trong Team. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để các bạn tìm hiểu xem mình có phù hợp với nghề không.

Thực tập thường được trả lương tầm 3-4tr/tháng và được hỗ trợ ăn tối, công tác phí nếu có đi tỉnh, tuỳ công ty kiểm toán khác nhau.

Staff

Qua giai đoạn “sung sướng” của intern thì đây mới bắt đầu “bể khổ”. Ở vị trí này, các bạn sẽ là nhân viên chính thức của công ty, các bạn sẽ chịu trách nhiệm với Senior (Trưởng nhóm).

Làm sao để trở thành nhân viên chính thức:

– Hoàn thành tốt kỳ thực tập;

– Nộp đơn ứng tuyển vào các đợt tuyển dụng như Fresh Graduate, Experienced Staff.

Trong 1 Team kiểm toán thường sẽ có từ 2-3 Staff, bao gồm cả bạn mới vào và 1-2 năm kinh nghiệm. Nhiệm vụ của các bạn, theo anh là cực kỳ quan trọng để một cuộc kiểm toán thành công.

Các bạn sẽ phụ trách:

– Tìm hiểu hệ thống và quy trình của Doanh nghiệp, khách hàng được kiểm toán; ngoài ra, hoàn thành các thử nghiệm kiểm soát (Test of Control) để các anh chị Trưởng nhóm kiểm toán lên kế hoạch kiểm toán cuối năm phù hợp;

– Thực hiện các thủ tục kiểm toán cho các khoản mục từ bảng cân đối kế toán đến báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; cái này các bạn sẽ được hướng dẫn khi trở thành nhân viên chính thức;

– Thực hiện chạy mẫu thư xác nhận và theo dõi tiến độ thư xác nhận;

– Ngoài ra, hỗ trợ các anh/chị Trưởng nhóm để hoàn thành cuộc kiểm toán.

Ở vị trí này, các bạn sẽ được làm sát với khách hàng nhất, cụ thể là kế toán viên, kế toán trưởng, các bộ phận như bán hàng, mua hàng, kho, nhân sự để thực hiện các thủ tục kiểm toán. Các bạn sẽ có cơ hội tiếp xúc với tất cả các lĩnh vực như Sản xuất, Trading, Logistics, Bất động sản, Thương mại điện tử, Nhà hàng khách sạn, … hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế để tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm cho riêng mình. Ngoài ra, các bạn sẽ được giao quyền để chủ động thực hiện các nhiệm vụ nhỏ, và được “du lịch miễn phí” kết hợp đi công tác khi khách hàng của các bạn ở Nha Trang, Đà Lạt, Phú Quốc, Hà Nội, …

Vị trí này trung bình các bạn sẽ làm trong 2-3 năm tuỳ năng lực (thông thường sẽ là Staff 1 -> Staff 2). Công ty sẽ đánh giá năng lực của các bạn hàng năm để xem xét có được lên vị trí tiếp theo hay không.

Senior 1-3 (Trưởng nhóm 1-3)

Sau khi đã thuần thục các công việc “tay chân” của Staff. Các bạn bây giờ được “thăng chức” (Promotion) lên 1 vị trí mới và với vai trò mới.

Trưởng nhóm kiểm toán sẽ quản lý một nhóm kiểm toán gồm Intern, Staff. Các bạn sẽ làm việc trực tiếp với Kế toán trưởng, một số trường hợp với Financial Controller (FC) hoặc Director.

Senior thông thường sẽ có 3 level, các bạn sẽ được đi tuần tự từ Senior 1 -> Senior 2 -> Senior 3/Assistant Manager, mỗi level thông thường sẽ mất 1 năm tuỳ năng lực.

Ở vị trí này, các bạn được gọi là quản lý cấp trung, khi công việc của các bạn chịu trách nhiệm ở mức độ thực khi với 1 cuộc kiểm toán. Cụ thể:

– Senior sẽ phải nắm bao quát toàn bộ báo cáo tài chính;

– Hướng dẫn và review công việc của Staff/Intern;

– Báo cáo trực tiếp cho Manager/Senior Manager; giải trình cho Manager/Senior Manager các thủ tục được thực hiện;

– Làm việc với các vị trí chủ chốt của khách hàng kiểm toán để đảm bảo công việc kiểm toán được thực hiện đầy đủ và thích hợp.

– Ở vị trí Senior 2, Senior 3, các bạn sẽ được trải nghiệm thực thi cuộc kiểm toán cho các Tập đoàn, gồm nhiều công ty con, và lúc này ngoài việc quản lý các bạn Staff trong Team hợp nhất báo cáo tài chính, các bạn sẽ phải hướng dẫn các bạn Trưởng nhóm các công ty con khác. Đây đúng là một trải nghiệm thú vị đúng không nào?

– Ở vị trí Trưởng nhóm, các bạn còn được tham dự những cuộc họp với khách hàng cùng với Partner, Manager/Senior Manager, từ đó có thể giúp các bạn hiểu được góc nhìn của nhà quản trị doanh nghiệp.

Để có thể hoàn thành tốt vị trí này, các bạn phải có kỹ năng quản lý nhóm, kỹ năng giao tiếp với khách hàng và Manager/Senior Manager, kỹ năng quản lý thời gian là cưc kỳ quan trọng khi các bạn phải phụ trách nhiều Team một lúc. Thêm vào đó, vị trí này cũng đòi hỏi bạn có kiến thức tốt về Kế toán, Kiểm toán, Thuế để có thể dễ dàng hướng dẫn Team cũng như trao đổi với khách hàng, Manager/Senior Manager.

Manager/Senior Manager:

Nếu các bạn đọc đến đây, chúc mừng tụi em đã đi 1 quãng đường khá dài rồi đó. Vị trí này chính là 1 bước chuyển mình từ Trưởng nhóm (Senior) sang 1 vai trò mới, được nằm trong hàng ngũ Quản lý của Công ty kiểm toán, hay được gọi là Executive. Để đạt được đến đây, trung bình các bạn sẽ phải mất 5-6 năm tuỳ năng lực hoặc hơn. Ngoài ra, một số công ty còn yêu cầu các bạn phải có bằng cấp như VACPA/ACCA/CPAA, …

Các bạn nếu đã ở vị trí này, đã hiểu được một cuộc kiểm toán cần những gì, vai trò các thành viên trong Team như thế nào, và có góc nhìn bao quát hơn về rủi ro, về các thủ tục cần làm thêm để đạt được mức đảm bảo hợp lý, giảm thiểu rủi ro kiểm toán cho cuộc kiểm toán.

Manager/Senior Manager thường sẽ có các cấp độ như sau: Manager 1 -> Manager 2 -> Manager 3 -> Senior Manager 1 -> Senior Manager 2 -> Senior Manager 3/Director. Mỗi level sẽ phụ trách các khách hàng phức tạp khác nhau. Senior Manager thường sẽ phụ trách các khách hàng chính hoặc Group lớn của công ty kiểm toán.

Ở vị trí Executive, các bạn sẽ là “real leader” chính hiệu, khi các bạn phải hài hoà các mối quan hệ với khách hàng, đồng thời phải giữ được vị thế độc lập của mình. Các bạn phải trao đổi nếu cần thiết với các Partner để đảm bảo không có rủi ro và các rủi ro đều được tư vấn phù hợp. Hơn nữa, các bạn phải đảm bảo công việc của các bạn Senior là đầy đủ và thích hợp. Ngoài các chuyên môn về kiểm toán, Executive level còn đi tiếp xúc trao đổi với khách hàng tiêm năng để ký kết hợp đồng kiểm toán, quản lý danh mục khách hàng, theo dõi công nợ phải thu, tham gia các buổi Executive Meeting để đóng góp vào chiến lược hoạt động chung của công ty kiểm toán.

Những thứ được và mất khi làm Kiểm toán:

Được:

– Cơ hội học hỏi, trải nghiệm, đào tạo “cực gắt” từ các anh chị, từ khách hàng và các chương trình đào tạo của công ty (công ty có thể cho đi học ACCA, ICAEW hoặc CPA Áutralia miễn phí);

– Được đi “du lịch” miễn phí;

– Biết thêm nhiều người mới, có nhiều mối quan hệ, làm đa dạng thế giới quan của mình;

– Chế độ phúc lợi nhìn chung theo quan điểm của anh ở mức vẫn chấp nhận được;

– Vì tính chất mùa vụ, sẽ có thời điểm mình có thể dành cho các hoạt động cá nhân như học tập, du lịch dài ngày nhưng không ảnh hưởng đến công việc;

– Được giao lưu với các đồng nghiệp toàn cầu, được trao đổi học hỏi kinh nghiệm từ họ nếu các bạn làm ở các công ty kiểm toán quốc tế như Big4;

– Thời gian làm việc linh hoạt, không có chấm công;

– Chế độ thăng tiến rõ ràng, minh bạch;

– Môi trường trẻ trung năng động, nhiều người giỏi để học hỏi.

Mất:

– Sức khoẻ và thời gian (tuy nhiên chỉ trong mùa bận);

– Công việc khá áp lực nhưng nếu vượt qua được 1-2 năm đầu sẽ hiểu được nghề hơn;

– Một số trường hợp chia tay người yêu vì lý do như anh ấy, cô ấy không quan tâm; tuy nhiên, như quan điểm của anh có thể đúng người sai thời điểm, hoặc chưa hẳn là đúng người. Vì nhiều trường hợp nếu đã yêu nhau sẽ thấu hiểu, các bạn có thể facetime với người yêu vào các buổi tối cuối tuần, hoặc hẹn người yêu gần nơi làm việc để ăn tối trong mùa bận, thường chỉ kéo dài 3 tháng. Ngoài ra, các bạn cũng có thời gian ngoài mùa chăm sóc nhau. Các bạn cũng có thể quen người yêu chung công ty để tiện chăm sóc, hẹn hò cùng làm job. Thực tế đã có rất nhiều cặp thành vợ chồng khi cùng làm với nhau, hoặc làm kiểm toán nhưng vẫn có người yêu. Như anh nói, quan trọng là ở mình mà thôi.

Nếu nói công việc kiểm toán không có cân bằng giữa công việc và cuộc sống thì không hẳn là đúng. Công việc tuy áp lực nhưng có tính chất mùa vụ. Có thể khi cần thiết hoặc trong mùa, các bạn có thể làm từ 12-16 tiếng 1 ngày, nhưng chỉ một khoảng thời gian nhất định và cần thiết. Như anh nói, quan trọng là khả năng tập trung và quản lý thời gian của các bạn. Nếu quá áp lực, các bạn phải thông báo với cấp trên của các bạn để các anh chị phía trên kịp thời xử lý.

Trong mùa, các công ty kiểm toán cũng có chế độ chăm sóc cho các bạn, nhiều khi là những lớp Yoga giữa mùa vào các buổi tối, các bữa ăn tối tại công ty giúp bạn tiết kiệm thời gian và tiền bạc, công ty có thể trang bị ghế massage để các bạn có thể thư giãn, chợp mắt. Nhưng quan trọng nhất vẫn là chế độ ăn uống, ngủ của các bạn phải đảm bảo ăn đủ chất, không bỏ bữa, và không được thức trắng đêm liên tục, nếu cần thì dậy sớm làm việc vẫn hiệu quả nhất. Quan trọng là sự ủng hộ, thấu hiểu về mặt tinh thần của người thân trong gia đình vẫn là quan trọng nhất. Ví dụ người thân sẽ rửa chén hay nấu ăn giúp bạn khi bạn trong mùa, hoặc không trách móc bạn khi bạn quên sinh nhật hay không thể đi chơi cùng họ 14-2 hoặc lễ, tết.

Ngoài mùa, các bạn cũng có thể tham gia các CLB bóng bàn, bóng đá, cầu lông, thể thao điện tử E-Sport như Liên quân, Counter-Strike, Age of Empire, … sau 5h chiều hoặc cuối tuần, và có các giải đấu.

Nhìn chung, nghề nào cũng có áp lực riêng của nó. Nhưng theo quan điểm của anh, các bạn phải có niềm đam mê nghề nghiệp, và tin tưởng vào tương lai của nó cũng như của mình, thì tất cả những gì mình bỏ ra sẽ sớm hái được trái ngọt. Và nên nhớ, học hỏi là một quá trình, ngay cả khi đang ở level Executive, vẫn sẽ có những người giỏi hơn các bạn, và lúc đó, vũ trụ sẽ mở cho các bạn thấy các bạn nên làm/học gì tiếp theo.

Thân. Chúc các bạn sẽ thành công và gắn bó với nghề.

Nguồn: Minh Nexus.

Trên đây là bài viết Đôi điều chia sẻ về nghề kiểm toán dành cho các bạn mới về nghề hi vọng có thể giúp bạn có được sự chuẩn bị tốt nhất khi bước vào nghề.

Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp  Dịch vụ kiểm toán , dịch vụ kế toán trọn gói, dịch vụ làm báo cáo tài chính, dịch vụ dọn dẹp sổ sách cho doanh nghiêp với mức phí phù hợp với từng đơn vị giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn yên tâm kinh doanh sản xuất.

Hotline: 0974.975.029 (Mr Quân) 

Bài viết liên quan:

Leave a Comment

KẾ TOÁN HÀ NỘI GROUP - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ

Hotline: 0974 975 029 (Mr Quân)

Email: Hotrokthn@gmail.com

Giấy phép ĐKKD số: 0103648057 cấp bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.

Giấy phép đào tạo Kế Toán Thực Hành số: 7619/QĐ-SGD&ĐT cấp bởi Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.

CAM KẾT KHÔNG THÀNH NGHỀ KHÔNG THU HỌC PHÍ

CÁC ĐỊA CHỈ HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH THỰC TẾ CỦA TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

CS1 : Lê Trọng Tấn - Thanh Xuân - Hà Nội
CS2 : Duy Tân - Dịch Vọng - Cầu Giấy - Hà Nội
CS3 : KĐT Sài Đồng - Long Biên - Hà Nội
CS4 : Ngô Thì Nhậm - Hà Đông - Hà Nội
CS5 : 30 Nguyên Hồng - Đống Đa -Hà Nội
CS6 : 124 Lạc Trung - Hai Bà Trưng - Hà Nội
CS7: Cổ Bi – Gia Lâm – Long Biên – Hà Nội
CS8 : Vân Côi – Quận Tân Bình - HCM
CS9 : 35 Lê Văn Chí - Q. Thủ Đức - TP HCM
CS10 : Nguyễn Trãi - Võ Cường - Tp. Bắc Ninh
CS11 : Lạch Tray - Q. Ngô Quyền - Tp. Hải Phòng
CS12 : Đoàn Nhữ Hài - TP Hải Dương
CS13 : Nguyễn Trãi - Q Ninh Kiều - Tp Cần Thơ
CS14 : KĐT Sông Hồng - Lý Nam Đế - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc
CS15 : Hoàng Văn Thụ - Tp.Thái Nguyên
CS16 : Hoàng Hoa Thám - Thủ Dầu 1 - Bình Dương
CS17 : Nguyễn Văn Cừ - TP Hạ Long - Quảng Ninh
CS18 : Trần Nguyên Hãn - Tp.Bắc Giang
CS19 : Kim Đồng - Trần Hưng Đạo - Tp Thái Bình
CS20 : Đường Giải Phóng - Tp. Nam Định
CS21 : Trần Cao Vân - Q Thanh Khê - Tp Đà Nẵng
CS22 : Tràng An - p Tân Thành - TP. Ninh Bình
CS23 : Hà Huy Giáp – Biên Hòa – Đồng Nai
CS24 : Quy Lưu - Minh Khai - Phủ Lý - Hà Nam
CS25 : Phong Định Cảng - TP Vinh - Nghệ An
CS26 : Đường Hà Huy Tập - TP Hà Tĩnh
  CS27: Đường Ngô Quyền - TP Huế
CS28: Trần Hưng Đạo – Long Xuyên – An Giang
CS29: Thái Sanh Hạnh – Mỹ Tho – Tiền Giang
CS30: Phan Chu Trinh – TP Vũng Tàu
CS31: 03 p 6 – TP. Tân An – tỉnh Long An
CS32: Võ Trường Toản – Cao Lãnh – Đồng Tháp
CS33: Nguyễn Hùng Sơn–Rạch Giá–Kiên Giang
CS34: Lê Thị Riêng – phường 5 – TP Cà Mau
CS35: Trần Phú – phường 4 – TP Vĩnh Long
CS36: Phạm Ngũ Lão – phường 1 – TP Trà Vinh
CS37: Hai Bà Trưng – phường 1 – TP Bến Tre
CS38: Tôn Đức Thắng – Phường 1 – TP Bạc Liêu