Hướng dẫn cách xử lý thuế đối với hàng viện trợ khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai
Công văn 7129/TCHQ-TXNK ngày 06/11/2020 có hướng dẫn cách xử lý việc xử lý thuế đối với hàng viện trợ khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai. Các bạn hãy cùng Kế toán hà nội tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây nhé.
- Trình tự quyết định chủ trương tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Nghị định 50/2020/NĐ-CP, các trường hợp tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ gồm:
– Khoản viện trợ có nội dung liên quan đến an ninh, quốc phòng, tôn giáo;
– Viện trợ mua sắm, cung cấp các loại hàng hóa thuộc diện phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép;
– Các khoản viện trợ chưa xác định cơ quan chủ quản.
Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ được quy định như sau:
– Cơ quan chủ quản có văn bản đề nghị phê duyệt chủ trương tiếp nhận viện trợ kèm theo Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thẩm định;
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan chủ quản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi văn bản lấy ý kiến các cơ quan có liên quan về những nội dung chính gồm: sự cần thiết, mục tiêu, nguồn vốn viện trợ, điều kiện của Bên viện trợ (nếu có) và khả năng đáp ứng của phía Việt Nam. Thời hạn để các cơ quan liên quan có văn bản trả lời tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản;
– Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai hoặc trả lời cơ quan chủ quản trong thời hạn tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn lấy ý kiến các cơ quan liên quan đối với trường hợp dự thảo Văn kiện cần giải trình, chỉnh sửa;
– Trong thời hạn tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến thẩm định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ quan chủ quản thực hiện giải trình, tiếp thu, hoàn thiện hồ sơ và gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong thời hạn tối đa không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận lại đầy đủ hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ;
– Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chủ trương tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai.
- Hướng dẫn xử lý thuế đối với hàng viện trợ khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai
Tổng cục Hải quan có Công văn 7129/TCHQ-TXNK ngày 06/11/2020 về việc xử lý thuế đối với hàng viện trợ khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai.
Theo đó, Tổng cục Hải quan hướng dẫn xử lý thuế với hàng viện trợ khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai như sau:
Chính sách thuế
Căn cứ điểm b khoản 4 Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định: Đối tượng chịu thuế không áp dụng đối với hàng hóa viện trợ không hoàn lại
Căn cứ khoản 19 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 quy định: Hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt số 2008 quy định: Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không áp dụng đối với hàng hóa viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại
Về hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không thuộc đối tượng chịu thuế thực hiện theo quy định tại Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính.
Thủ tục hải quan
Căn cứ khoản 1 Điều 50 Luật Hải quan 2014 quy định:
– Đối với hàng hóa phục vụ yêu cầu khẩn cấp (là hàng hóa phục vụ việc khắc phục hậu quả của thiên tai, dịch bệnh hoặc hàng hóa phục vụ các yêu cầu cứu trợ khẩn cấp) có văn bản xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người khai hải quan được sử dụng tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan để làm thủ tục hải quan. Cơ quan hải quan quyết định thông quan hàng hóa trên cơ sở tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh hoặc kể từ ngày nộp chứng từ thay thế tờ khai hải quan, người khai hải quan phải nộp tờ khai hải quan hoàn chỉnh và các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 50/2020/NĐ-CP ngày 20/4/2020 của Chính phủ quy định: “Viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai” là các khoản viện trợ không hoàn lại, không vì mục đích lợi nhuận của Bên viện trợ để thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật Phòng chống thiên tai, được phê duyệt và thực hiện trong thời gian 09 tháng kể từ ngày thiên tai xảy ra”.
Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 19 Nghị định 50/2020/NĐ-CP quy định: “Hồ sơ hải quan và thủ tục hải quan đối với hàng viện trợ không hoàn lại nhập khẩu từ nước ngoài thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan”.
Căn cứ quy định nêu trên, hàng hóa nhập khẩu để viện trợ khẩn cấp cho các tỉnh miền Trung bị thiệt hại do ảnh hưởng của thiên tai thì thuộc đối tượng không chịu thuế nhập khẩu, thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có).
Theo quy định tại Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính thì đối với hàng hóa nhập khẩu không thuộc đối tượng chịu thuế ngoài hồ sơ hải quan theo quy định thì người khai hải quan phải nộp thêm chứng từ là bản chính giấy xác nhận viện trợ của Bộ Tài chính (đối với viện trợ thuộc nguồn thu ngân sách trung ương).
Đối với trường hợp hàng hóa nhập khẩu do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản viện trợ khẩn cấp cho các tỉnh miền trung bị thiệt hại do ảnh hưởng của thiên tai thông qua đơn vị tiếp nhận viện trợ là Văn phòng thường trực ban chỉ đạo Trung ương Phòng chống thiên tai – Tổng cục Phòng chống thiên tai, theo báo cáo của Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Đà Nẵng thì hàng hóa này đã được thông quan để kịp thời phục vụ khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai tại các tỉnh miền Trung và được nợ bản chính chứng từ liên quan đến hồ sơ hải quan trong vòng 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan theo quy định tại Điều 50 Luật Hải quan 2014. Đề nghị, đơn vị tiếp nhận viện trợ có trách nhiệm bổ sung đầy đủ các giấy tờ có liên quan theo đúng thời hạn đã quy định.
- Các bước tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai
Viện trợ quốc tế khẩn cấp để giảm nhẹ hậu quả thiên tai là các nguồn viện trợ không có yêu cầu hoàn lại, không vì mục đích lợi nhuận của Bên viện trợ, nhằm thực hiện các hoạt động giảm nhẹ hậu quả thiên tai theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật Phòng chống thiên tai 2013. Viện trợ này được phê duyệt và thực hiện trong khoảng thời gian 09 tháng, bắt đầu từ thời điểm thiên tai xảy ra.
heo quy định tại Điều 10 Nghị định 50/2020/NĐ-CP về tiếp nhận, quản lý và sử dụng viện trợ quốc tế khẩn cấp để cứu trợ và khắc phục hậu quả thiên tai thì Quy trình tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai gồm:
Bước 1: Chuẩn bị tiếp nhận viện trợ.
Bước 2: Quyết định chủ trương tiếp nhận viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.
Bước 3: Phê duyệt Văn kiện viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai.
Bước 4: Thực hiện tiếp nhận, quản lý và thực hiện khoản viện trợ.
Cơ quan chủ quản giao cho một đơn vị trực thuộc làm chủ khoản viện trợ để thống nhất với Bên viện trợ về các nội dung chính của khoản viện trợ quốc tế khẩn cấp để khắc phục hậu quả thiên tai.
Trên đây là bài viết Hướng dẫn cách xử lý thuế đối với hàng viện trợ khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai mà Ketoanhn.org tổng hợp được hi vọng giúp ích được bạn trong công việc.
Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan cần giải đáp bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ. Tổng đài hỗ trợ tư vấn miễn phí: 1900 6246
Ketoanhn.org chúc bạn làm tốt công việc
Kết nối với chúng tôi: https://www.facebook.com/ketoanhn.org/
Nếu bạn muốn học thực tế trải nghiệm va vất cùng kế toán trưởng giàu kinh nghiệm cần trên tay bộ chứng từ bao gồm: hóa đơn đỏ, phiếu thu chi, nhập xuất…của doanh nghiệp đang hoạt động có thể lựa chọn một lớp học kế toán thực hành của Trung tâm kế toán Hà Nội là đơn vị được thành lập từ năm 2005 đi đầu trong lĩnh vực đào tạo kế toán thực hành trên chứng từ hóa đơn đỏ hiện có 39 cơ sở học trên toàn quốc, 6 cơ sở học tại Hà Nội. Hàng tháng trung tâm vẫn đào tạo cho hơn 1000 học viên trên toàn quốc.
Chi tiết liên hệ Hotline: 0974 975 029 (Mr Quân)