Quy định xác định sản lượng tài nguyên tính thuế, giá tính thuế tài nguyên?
Quy định xác định sản lượng tài nguyên tính thuế, giá tính thuế tài nguyên ra sao? Các bạn hãy cùng Kế toán hà nội tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây nhé.
Câu hỏi đặt ra: xin hỏi về Các phương pháp tính thuế tài nguyên, cụ thể: Công ty chúng tôi chuyên về khai thác, sản xuất đá làm vật liệu xây dựng. Sau khi khai thác thu được đá hộc, đá dăm các ly khác nhau, sơ chế bằng búa đập, có bán một phần sản lượng đá hộc, số đá hộc, đá dăm còn lại được đưa vào đập, nghiền thành các loại đá dăm có các cỡ (ly) khác nhau(đá 1×2, đá 2×4, đá 4×6,…).
Chúng tôi có vướng mắc về cách tính thuế tài nguyên trong khai thác khoáng sản, kính mong quý công ty giải đáp giúp.
Chúng tôi xin trình bày cụ thể phương pháp tính thuế của Thanh tra Cục thuế tỉnh và của Công ty chúng tôi để Quý công ty xem xét.
Số liệu chi tiết năm 2018(đã được Cục thuế thanh tra) :
- Sản lượng đá khai thác trong kỳ: 51.319 m3
- Sản lượng đá xuất bán, doanh thu trong kỳ:
Loại đá | Số lượng xuất bán(m3) |
Đơn giá (-VAT) |
Doanh thu(đồng) | Tỷ lệ quy đổi về đá hộc(theo quy định) |
Số lượng quy về đá hộc(m3) |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) = (2) * (5) |
Đá 1×2 | 12.249 | 210.055 | 2.572.990.899 | 1,42 | 17.394 |
Đá 2×4 | 1.312 | 182.869 | 239.884.984 | 1,40 | 1.837 |
Đá 4×6 | 8.049 | 170.836 | 1.375.006.692 | 1,25 | 10.061 |
Đá Dmax 37 | 4.083 | 131.061 | 535.071.553 | 1,20 | 4.899 |
Đá Dmax 25 | 573 | 158.208 | 90.716.365 | 1,35 | 774 |
Đá hộc | 5.874 | 121.826 | 715.617.733 | 1,00 | 5.874 |
Tổng | 5.529.288.226 | 40.838 |
Thanh tra Cục thuế tỉnh xác định thuế tài nguyên phải nộp như sau:
a/ Sản lượng tính thuế được xác định bằng cách quy từ sản lượng đá khai thác ra sản lượng đá có sản lượng bán ra lớn nhất để xác định sản lượng đá khai thác tính thuế tài nguyên.
– Sản lượng đá bán ra lớn nhất: đá 1×2
– Quy sản lượng đá khai thác ra sản lượng bán ra lớn nhất (đá 1×2)
51.319 m3 / 1,42 = 36.140 m3
b/ Đơn giá tính thuế: Lấy đơn giá xuất bán của loại đá có sản lượng bán ra lớn nhất(Đá 1×2): 210.055 đồng/m3
c/ Thuế suất thuế tài nguyên: 10%
d/ Thuế tài nguyên phải nộp( d =a x b xc): 759.138.770đồng
(= 36.140m3 x 210.055đồng/m3 * 10%)
Ý kiến của Công ty:
- Về sản lượng: Cục thuế áp dụng mục 1 của Điều 5 thuộc Thông tư 152 có ghi: “… Trường hợp tài nguyên khai thác thu được sản phẩm tài nguyên có nhiều cấp độ, chất lượng, giá trị thương mại khác nhau thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định theo sản lượng từng loại tài nguyên có cùng cấp độ, chất lượng, giá trị thương mại như nhau hoặc quy ra sản lượng của loại tài nguyên có sản lượng bán ra lớn nhất để làm căn cứ xác định sản lượng tính thuế cho toàn bộ sản lượng tài nguyên khai thác trong kỳ…” . Theo chúng tôi hiểu là không phù hợp mà nên áp dụng theo điểm 3 Điều 5 của Thông tư 152/2015TT-BTC: “… Đối với tài nguyên khai thác không bán ra mà phải qua sản xuất, chế biến mới bán ra (tiêu thụ trong nước hoặc xuất khẩu) thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định như sau:
- Đối với tài nguyên khai thác không bán ra mà phải qua sản xuất, chế biến mới bán ra (tiêu thụ trong nước hoặc xuất khẩu) thì sản lượng tài nguyên tính thuế là sản lượng tài nguyên khai thác được xác định bằng cách quy đổi từ sản lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ để bán ra theo định mức sử dụng tài nguyên tính trên một đơn vị sản phẩm…” là phù hợp hơn.
- Về đơn giá: Cục thuế tỉnh lấy giá tính thuế đơn vị tài nguyên là giá đơn vị của loại đá có sản lượng bán ra lớn nhất. Đây không phải là giá tính thuế của đơn vị tài nguyên mà là giá bán của đơn vị sản phẩm công nghiệp và là giá bán thực tế loại sản lượng bán ra lớn nhất của công ty.
Căn cứ Điểm b mục 3 thuộc Điều 6 của Thông tư 152/2015TT-BTC có ghi:
… b) Trường hợp bán ra sản phẩm công nghiệp thì giá tính thuế tài nguyên là giá bán sản phẩm công nghiệp trừ đi chi phí chế biến phát sinh của công đoạn chế biến từ sản phẩm tài nguyên thành sản phẩm công nghiệp nhưng không thấp hơn giá tính thuế do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định…”
Như vậy, Cục thuế tỉnh áp giá tính thuế của loại đá có sản lượng bán ra lớn nhất là giá đã bao gồm chi phí chế biến phát sinh; đơn vị nhận thấy không phù hợp với nội dung của thông tư 152/2015/TT-BTC về giá tính thuế.
Nếu Cục thuế tỉnh áp giá tính thuế của loại đá có sản lượng bán ra lớn nhất thì theo chúng tôi hiểu phải lấy Đơn giá bình quân tính trên sản lượng đá khai thác đã quy về sản lượng loại đá bán ra lớn nhất ( không thể áp thẳng đơn giá của loại đá 1×2 như trên), cụ thể:
(1) Sản lượng khai thác quy về loại đá có sản lượng bán ra lớn nhất (quy về đá 1×2):
51.319m3 / 1,42 = 36.140 m3;
(2) Đơn giá bình quân tính trên sản lượng đá khai thác quy về sản lượng loại đá bán ra lớn nhất:
5.529.288.226 đồng /36.140m3 = 152.996 đồng/m3
(3) Thuế suất thuế tài nguyên : 10%
(4) Thuế tài nguyên phải nộp (4) = (1) x (2) x (3) : 552.927.544 đồng
Công ty đã Quyết toán thuế tài nguyên phải nộp như sau (Cục thuế không chấp thuận):
a/ Sản lượng đá khai thác trong kỳ: 51.319 m3
b/ Đơn giá tính thuế:
Loại đá | Số lượng xuất bán(m3) |
Đơn giá (-VAT) |
Doanh thu(đồng) | Tỷ lệ quy đổi về đá hộc(theo quy định) |
Số lượng quy về đá hộc(m3) | Đơn giá tính thuế |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) = (2) * (5) | 7 = Ʃ(4) /Ʃ( 6) |
Đá 1×2 | 12.249 | 210.055 | 2.572.990.899 | 1,42 | 17.394 | |
Đá 2×4 | 1.312 | 182.869 | 239.884.984 | 1,40 | 1.837 | |
Đá 4×6 | 8.049 | 170.836 | 1.375.006.692 | 1,25 | 10.061 | |
Đá Dmax 37 | 4.083 | 131.061 | 535.071.553 | 1,20 | 4.899 | |
Đá Dmax 25 | 573 | 158.208 | 90.716.365 | 1,35 | 774 | |
Đá hộc | 5.874 | 121.826 | 715.617.733 | 1,00 | 5.874 | |
Tổng | 5.529.288.226 | 40.838 | 135.394 |
Ghi chú: Đơn giá tính thuế tài nguyên được xác định bằng cách:
- Quy sản lượng đá xuất bán về đá nguyên khai theo tỷ lệ quy định(1);
- Lấy Tổng doanh thu đá xuất bán chia (:) (1)
- Thuế suất thuế tài nguyên: 10%
- Thuế tài nguyên phải nộp( d =a x b xc): 694.828.468đồng.
Giá tính thuế tài nguyên của Công ty là 135.394 đồng/m3 là đơn giá chưa trừ chi phí phát sinh sau khi chế biến sản phẩm tài nguyên vì: Không có căn cứ pháp lý để trừ chi phí phát sinh, đơn vị không thể tự trừ, sẽ không được chấp nhận.
Kính mong Quý công ty xem xét và tư vấn cụ thể trên cơ sở số liệu đã cung cấp giúp chúng tôi phương pháp tính thuế tài nguyên đúng với quy định của thông tư 152/2015/TT-BTC , đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ để chúng tôi yên tâm khai thuế cho những năm tiếp theo. Xin chân thành cảm ơn!
>>Xem thêm: Quy định khai thuế tài nguyên đối với cơ sở khai thác tài nguyên
Tư vấn:
- Căn cứ pháp lý tính thuế tài nguyên
- Luật thuế tài nguyên 2009
- Nghị định 50/2010/NĐ-CP hướng dẫn luật thuế tài nguyên
- Thông tư 152/2015/TT-BTC
- Sản lượng tài nguyên tính thuế
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 152/2015/TT-BTC về “Sản lượng tài nguyên tính thuế”
- Đối với loại tài nguyên khai thác xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thì sản lượng tài nguyên tính thuế là số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng của tài nguyên thực tế khai thác trong kỳ tính thuế.
Trường hợp tài nguyên khai thác thu được sản phẩm tài nguyên có nhiều cấp độ, chất lượng, giá trị thương mại khác nhau thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định theo sản lượng từng loại tài nguyên có cùng cấp độ, chất lượng, giá trị thương mại như nhau hoặc quy ra sản lượng của loại tài nguyên có sản lượng bán ra lớn nhất để làm căn cứ xác định sản lượng tính thuế cho toàn bộ sản lượng tài nguyên khai thác trong kỳ.
Ví dụ 1: Doanh nghiệp A khai thác đá sau nổ mìn, khai thác thu được đá hộc, đá dăm các ly khác nhau thì được phân loại theo từng cấp độ, chất lượng từng loại đá thu được để xác định sản lượng đá tính thuế của mỗi loại. Trường hợp, doanh nghiệp A có bán một phần sản lượng đá hộc, số đá hộc, đá dăm còn lại được đưa vào đập, nghiền thành các loại đá dăm có các cỡ (ly) khác nhau thì sản lượng tính thuế được xác định bằng cách quy từ sản lượng đá các cỡ (ly) ra sản lượng đá có sản lượng bán ra lớn nhất để xác định sản lượng đá thực tế khai thác để tính thuế tài nguyên. Doanh nghiệp A thực hiện khai, nộp thuế đối với sản lượng đá khai thác theo giá bán tương ứng.
Căn cứ quy định trên, trường hợp Công ty có hoạt động khai thác đá làm vật liệu xây dựng thông thường, nếu sau công đoạn khai thác thu được loại tài nguyên khai thác xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thì sản lượng tài nguyên tính thuế là số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng của tài nguyên thực tế khai thác trong kỳ tính thuế.
Trường hợp sau công đoạn khai thác thu được đá có nhiều cấp độ, kích cỡ khác nhau, một phần đem bán, phần còn lại được đưa vào chế biến (đập, nghiền côn, sàng…) tạo ra các thành phẩm đá có kích cở các ly khác nhau (đá 1×2; đá 2×4; đã 4×6…) thì sản lượng tính thuế được xác định bằng cách quy từ sản lượng đá các cỡ (ly) ra sản lượng đá có sản lượng bán ra lớn nhất để xác định sản lượng đá thực tế khai thác để tính thuế tài nguyên. Đơn vị thực hiện khai, nộp thuế đối với sản lượng đá khai thác theo giá bán tương ứng.
Nghĩa là việc xác định sản lượng tính thuế trong trường hợp này căn cứ vào sản lượng đá có sản lượng bán ra lớn nhất. Đó là Đá 1×2.
>>Xem thêm: Quy định mới về thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường
- Về giá tính thuế tài nguyên
– Căn cứ Điều 6 Thông tư 152 /2015/TT-BTC ngày 02 tháng 10 năm 2015 hướng dẫn về thuế Tài nguyên:
“Điều 6. Giá tính thuế tài nguyên
Giá tính thuế tài nguyên là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên của tổ chức, cá nhân khai thác chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng nhưng không được thấp hơn giá tính thuế tài nguyên do UBND cấp tỉnh quy định; Trường hợp giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên thấp hơn giá tính thuế tài nguyên do UBND cấp tỉnh quy định thì tính thuế tài nguyên theo giá do UBND cấp tỉnh quy định.
…….
- Đối với loại tài nguyên xác định được giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên
Giá tính thuế tài nguyên là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên có cùng phẩm cấp, chất lượng chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng và được áp dụng cho toàn bộ sản lượng tài nguyên khai thác trong tháng; Giá bán của một đơn vị tài nguyên được tính bằng tổng doanh thu (chưa có thuế GTGT) của loại tài nguyên bán ra chia cho tổng sản lượng tài nguyên tương ứng bán ra trong tháng.
…..
- Đối với tài nguyên khai thác không bán ra mà phải qua sản xuất, chế biến mới bán ra (bán trong nước hoặc xuất khẩu)
a) Trường hợp bán ra sản phẩm tài nguyên thì giá tính thuế là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên (trường hợp bán trong nước) tương ứng với sản lượng tài nguyên bán ra ghi trên chứng từ bán hàng hoặc trị giá hải quan của sản phẩm tài nguyên xuất khẩu (trường hợp xuất khẩu)không bao gồm thuế xuất khẩu tương ứng với sản lượng tài nguyên xuất khẩu ghi trên chứng từ xuất khẩu nhưng không thấp hơn giá tính thuế do UBND cấp tỉnh quy định.
……
b) Trường hợp bán ra sản phẩm công nghiệp thì giá tính thuế tài nguyên là giá bán sản phẩm công nghiệp trừ đi chi phí chế biến phát sinh của công đoạn chế biến từ sản phẩm tài nguyên thành sản phẩm công nghiệp nhưng không thấp hơn giá tính thuế do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
Chi phí chế biến phát sinh của công đoạn chế biến từ sản phẩm tài nguyên thành sản phẩm công nghiệp được trừ khi xác định giá tính thuế căn cứ công nghệ chế biến của doanh nghiệp theo Dự án đã được phê duyệt nhưng không bao gồm chi phí khai thác, sàng, tuyển, làm giàu hàm lượng.
Kết luận:
Căn cứ theo quy định trên nếu sản phẩm bán ra là sản phẩm tài nguyên thì giá tính thuế là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên tương ứng với sản lượng tài nguyên bán ra ghi trên chứng từ bán hàng.
Mà sản lượng tính thuế trong trường hợp này được xác định là sản lượng bán ra lớn nhất để xác định sản lượng đá thực tế khai thác để tính thuế tài nguyên.
Chỉ khi bán ra là sản phẩm công nghiệp thì giá tính thuế tài nguyên sẽ là giá bán sản phẩm công nghiệp trừ đi chi phí chế biến phát sinh của công đoạn chế biến từ sản phẩm tài nguyên thành sản phẩm công nghiệp nhưng không thấp hơn giá tính thuế do UBND cấp tỉnh quy định.
Việc quy định thế nào là sản phẩm tài nguyên thế nào là sản phẩm công nghiệp cần căn cứ vào các văn bản do các Bộ quản lý Nhà nước chuyên ngành quy định.
Trên đây là bài viết Quy định xác định sản lượng tài nguyên tính thuế, giá tính thuế tài nguyên? mà Ketoanhn.org tổng hợp được hi vọng giúp ích được bạn trong công việc.
Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan cần giải đáp bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ. Tổng đài hỗ trợ tư vấn miễn phí: 1900 6246
Ketoanhn.org chúc bạn làm tốt công việc
Kết nối với chúng tôi: https://www.facebook.com/ketoanhn.org/
Nếu bạn muốn học thực tế trải nghiệm va vất cùng kế toán trưởng giàu kinh nghiệm cần trên tay bộ chứng từ bao gồm: hóa đơn đỏ, phiếu thu chi, nhập xuất…của doanh nghiệp đang hoạt động có thể lựa chọn một lớp học kế toán thực hành của Trung tâm kế toán Hà Nội là đơn vị được thành lập từ năm 2005 đi đầu trong lĩnh vực đào tạo kế toán thực hành trên chứng từ hóa đơn đỏ hiện có 39 cơ sở học trên toàn quốc, 6 cơ sở học tại Hà Nội. Hàng tháng trung tâm vẫn đào tạo cho hơn 1000 học viên trên toàn quốc.
Chi tiết liên hệ Hotline: 0974 975 029 (Mr Quân)