Có phải nộp báo cáo thuế, báo cáo tài chính trong trường hợp tạm ngừng kinh doanh hay không?
Có phải nộp báo cáo thuế, báo cáo tài chính trong trường hợp tạm ngừng kinh doanh hay không? Các bạn hãy cùng Kế toán hà nội tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây nhé.
- Tạm ngừng kinh doanh là gì?
Tạm ngừng kinh doanh là việc doanh nghiệp ngừng hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định. Khi đó, doanh nghiệp vẫn tồn tại nhưng không được ký kết hợp đồng, không được xuất hóa đơn hay có bất kỳ hoạt đồng nào khác trong thời gian tạm ngừng.
Thời gian mỗi lần tạm ngừng theo luật định tối đa là 01 năm và được gia hạn thêm 01 năm tiếp theo.
Theo khoản 3 điều 206 Luật Doanh nghiệp 2020, trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp, chủ nợ, khách hàng và người lao động có thỏa thuận khác.
>>Xem thêm: Doanh nghiệp đang trong thời gian tạm ngừng kinh doanh có được xuất hóa đơn?
- Có phải nộp thuế khi tạm ngừng kinh doanh hay không?
Vậy theo quy định của pháp luật Việt Nam khi tạm ngừng kinh doanh thì có phải nộp thuế nữa hay không? Cần làm những gì? Hãy theo dõi chi tiết:
2.1. Có phải nộp các loại thuế nào khi tạm ngừng kinh doanh?
– Đối với thuế môn bài: Theo điểm c, khoản 2, điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 139/2016/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ, Doanh nghiệp đã thực hiện thủ tục thông báo tạm ngừng hoạt động trọn năm từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 sẽ không phải nộp thuế môn bài cho năm tạm ngừng đó.
– Đối với thuế Giá trị gia tăng, Thu nhập cá nhân, Thu nhập doanh nghiệp: Căn cứ khoản 2 điều 4 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, trong thời gian người nộp thuế tạm ngừng hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp sẽ không phải nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh không trọn tháng, quý, năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế tháng, quý; hồ sơ quyết toán năm. Vậy nên, nếu trong hồ sơ khai thuế có phát sinh phải nộp các loại thuế trên thì doanh nghiệp vẫn phải nộp đầy đủ, đúng hạn với thời hạn kê khai thuế.
– Đối với nợ thuế, nợ chậm nộp thuế: Theo khoản 3 điều 206 Luật doanh nghiệp 2020, Trong thời gian doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải thực hiện nộp đầy đủ số thuế còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản còn nợ và hoàn thành việc thực hiện các hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp giữa các bên có thỏa thuận khác.
2.2. Có phải nộp báo cáo thuế khi tạm ngừng kinh doanh hay không?
Căn cứ điểm a, khoản 2, Điều 4 Nghị định 126/2020/NĐ-CP:
Người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh không trọn tháng, quý, năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế tháng, quý; hồ sơ quyết toán năm.
Đồng thời, căn cứ Điều 14 Thông tư 151/2014/TT-BTC quy định:
Người nộp thuế trong thời gian tạm ngừng kinh doanh không phát sinh nghĩa vụ thuế thì không phải nộp hồ sơ khai thuế của thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh. Trường hợp người nộp thuế tạm ngừng kinh doanh không trọn năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ quyết toán thuế năm.
Từ những quy định trên, nếu doanh nghiệp trong thời gian tạm ngừng kinh doanh mà không phát sinh bất kì nghĩa vụ thuế nào, thì không phải nộp hồ sơ báo cáo thuế của thời gian tạm ngừng kinh doanh.
– Nếu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tròn năm dương lịch hoặc năm tài chính (01/01-31/12) và không phát sinh nghĩa vụ thuế thì sẽ không phải kê khai và nộp báo cáo thuế.
– Nếu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh không trọn năm dương lịch hoặc năm tài chính thì sẽ phải nộp lệ phí môn bài, báo cáo tài chính, quyết toán thuế thu nhập cá nhân, thu nhập doanh nghiệp.
Tóm lại, chỉ trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh không trọn tháng, quý, năm dương lịch; hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp báo cáo thuế. Các trường hợp tạm ngừng kinh doanh khác thì không phải nộp báo cáo thuế; nhưng với điều kiện là không phát sinh nghĩa vụ thuế.
>>Xem thêm: Có phải nộp báo cáo thuế đối với doanh nghiệp mới thành lập chưa phát sinh thuế không?
- Có phải nộp báo cáo tài chính khi tạm ngừng kinh doanh hay không?
Theo định nghĩa tại khoản 1 điều 3 Luật Kế toán 2015, Báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán. Từ đó có thể thấy, báo cáo tài chính là một trong những biên bản quan trọng nhất của doanh nghiệp. Và trên đó sẽ thể hiện cụ thể tình tình tài chính của doanh nghiệp, bao gồm những thông tin như: tình hình các tài sản; nguồn vốn; các khoản nợ phải thu, phải trả và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Vì trong báo cáo thuế sẽ bao gồm cả báo cáo tài chính, hai tài liệu này sẽ có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Vậy nên, khi doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, để xác định có phải nộp báo cáo tài chính hay không thì sẽ dựa trên việc có phải nộp báo cáo tài chính hay không?
Căn cứ điểm a, Khoản 2, Điều 4 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, việc nộp báo cáo tài chính sẽ chia thành 02 trường hợp tương tự như việc nộp báo cáo thuế khi tạm ngừng kinh doanh:
– Tạm ngừng kinh doanh trọn năm dương lịch hoặc năm tài chính: Nếu doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động trọn năm dương lịch/năm tài chính (01/01-31/12) thì doanh nghiệp sẽ thuộc đối tượng miễn thuế và không phải nộp hồ sơ báo cáo thuế. Khi đó, doanh nghiệp cũng không cần nộp báo cáo tài chính.
– Tạm ngừng kinh doanh không trọn năm dương lịch hoặc năm tài chính: Nếu thời điểm doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh là sau ngày 01/01 và trước ngày 31/12 thì có nghĩa là doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh không trọn năm dương lịch/năm tài chính. Khi đó, doanh nghiệp vẫn cần nộp hồ sơ quyết toán thuế và phải nộp cả báo cáo tài chính kèm theo.
- Điều kiện, thủ tục tạm ngừng kinh doanh
4.1. Điều kiện tạm ngừng kinh doanh
Điều kiện tạm ngừng kinh doanh được quy định tại điều 206 Luật Doanh nghiệp 2020, theo đó bao gồm các điều kiện sau:
– Doanh nghiệp sẽ phải thông báo bằng cính văn bản cho các Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày mà tạm ngừng kinh doanh; hoặc là tiếp tục kinh doanh trước thời hạn mà đã thông báo.
– Cơ quan có thẩm quyền sẽ yêu cầu các doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong những trường hợp sau đây:
+ Tạm ngừng kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh mà có điều kiện; những ngành, nghề tiếp cận thị trường mà có điều kiện đối với những nhà đầu tư nước ngoài khi mà có phát hiện các doanh nghiệp không có đủ những điều kiện tương ứng theo đúng quy định của pháp luật;
+ Tạm ngừng kinh doanh theo các yêu cầu của các cơ quan có liên quan về quản lý thuế hay môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
4.2. Thủ tục tạm ngừng kinh doanh
– Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh công ty bao gồm:
+ Thông báo tạm ngừng kinh doanh;
+ Biên bản họp hội đồng quản trị/ hội đồng thành viên về việc tạm ngừng kinh doanh đối với công ty cổ phần/ TNHH hai thành viên trở lên;
+ Quyết định về việc tạm ngừng kinh doanh;
+ Văn bản ủy quyền cho người nộp hồ sơ
+ Đăng công bố thông tin bất thường: Công ty phải công bố trên trang thông tin điện tử, ấn phẩm (nếu có) và niêm yết công khai tại trụ sở chính, địa điểm kinh doanh của công ty về các thông tin bất thường trong thời hạn 36 giờ kể từ khi tạm ngừng một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh
– Thủ tục tạm ngừng kinh doanh:
+ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tạm ngừng kinh doanh và nộp hồ sơ: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ và nộp tại Sở Kế Hoạch Đầu Tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở (nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp)
+ Bước 2: Sở Kế Hoạch Đầu Tư tiến hành thẩm tra và thông báo kết quả tạm ngừng kinh doanh: Sau khi nhận được bộ hồ sơ tạm ngừng công ty do doanh nghiệp nộp. Sở Kế Hoạch Đầu Tư sẽ tiến hành thẩm tra và trả kết quả nếu hồ sơ tạm ngừng kinh doanh hợp lệ
+ Bước 3: Doanh nghiệp nhận giấy xác nhận do Sở Kế Hoạch Đầu Tư cấp: Khi hồ sơ đã hợp lệ, Sở Kế Hoạch Đầu Tư sẽ cấp 1 giấy xác nhận về việc tạm ngừng kinh doanh. Trên giấy xác nhận tạm ngừng kinh doanh này, sẽ thể hiện cụ thể thời gian tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đăng ký.
+ Bước 4: Doanh nghiệp thực hiện các thủ tục thuế sau khi tạm ngừng: Đối với các hồ sơ tạm ngừng kinh doanh không trọn quý/năm. Doanh nghiệp phải tiến hành nộp các loại tờ khai thuế đúng với quy định của pháp luật
Trên đây là bài viết Có phải nộp báo cáo thuế, báo cáo tài chính trong trường hợp tạm ngừng kinh doanh hay không? mà Ketoanhn.org tổng hợp được hi vọng giúp ích được bạn trong công việc.
Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan cần giải đáp bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ. Tổng đài hỗ trợ tư vấn miễn phí: 1900 6246
Ketoanhn.org chúc bạn làm tốt công việc
Kết nối với chúng tôi: https://www.facebook.com/ketoanhn.org/
Nếu bạn muốn học thực tế trải nghiệm va vất cùng kế toán trưởng giàu kinh nghiệm cần trên tay bộ chứng từ bao gồm: hóa đơn đỏ, phiếu thu chi, nhập xuất…của doanh nghiệp đang hoạt động có thể lựa chọn một lớp học kế toán thực hành của Trung tâm kế toán Hà Nội là đơn vị được thành lập từ năm 2005 đi đầu trong lĩnh vực đào tạo kế toán thực hành trên chứng từ hóa đơn đỏ hiện có 39 cơ sở học trên toàn quốc, 6 cơ sở học tại Hà Nội. Hàng tháng trung tâm vẫn đào tạo cho hơn 1000 học viên trên toàn quốc.
Nếu bạn chưa biết cách lên một bộ báo cáo tài chính hoàn chỉnh theo đúng quy định của thuế có thể tham gia một khóa học lên báo cáo tài chính hoặc thuê dịch vụ làm báo cáo tài chính của công ty chúng tôi.
Chi tiết liên hệ Hotline: 0974 975 029 (Mr Quân)