Có thể bị cấm xuất cảnh đối với cá nhân, chủ doanh nghiệp nợ thuế hay không?
Nhiều trường hợp công dân Việt Nam khi tới sân bay lại không thể xuất cảnh được với lý do là nợ thuế. Vậy cá nhân, chủ doanh nghiệp nợ thuế có bị cấm xuất cảnh không? Các bạn hãy cũng Kế toán hà nội tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Có thể bị cấm xuất cảnh đối với cá nhân, chủ doanh nghiệp nợ thuế hay không?
- Điều kiện để được xuất cảnh
Xuất cảnh là một trong những quyền của con người, đó là quyền được tự do đi lại của công dân. Vì vậy, con người hoàn toàn có thể tự do xuất cảnh, tuy nhiên vì xuất cảnh tới một lãnh thổ mới có thể ảnh hưởng tới an ninh cũng như vấn đề khác nên các quy định pháp luật được đặt ra nhằm kiểm soát việc xuất cảnh được tốt hơn.
Theo quy định thì chỉ được xuất cảnh khi có đủ 02 điều kiện sau đây:
– Có giấy tờ xuất nhập cảnh còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng; đối với hộ chiếu phải còn hạn sử dụng từ đủ 06 tháng trở lên.
– Có thị thực hoặc giấy tờ xác nhận, chứng minh được nước đến cho nhập cảnh, trừ trường hợp được miễn thị thực.
Bên cạnh đó, để được xuất cảnh thì công dân Việt Nam phải không thuộc vào các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định tại Điều 36 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019. Cụ thể như sau:
– Bị can, bị cáo; người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
– Người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo trong thời gian thử thách, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian chấp hành án theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.
– Người có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân và việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án.
– Người phải thi hành án dân sự, người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án.
– Người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
– Người đang bị cưỡng chế, người đại diện cho tổ chức đang bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.
– Người bị thanh tra, kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó vi phạm đặc biệt nghiêm trọng và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.
– Người đang bị dịch bệnh nguy hiểm lây lan, truyền nhiễm và xét thấy cần ngăn chặn ngay, không để dịch bệnh lây lan, truyền nhiễm ra cộng đồng, trừ trường hợp được phía nước ngoài cho phép nhập cảnh.
– Người mà cơ quan chức năng có căn cứ cho rằng việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.
Do đó, theo quy định của pháp luật thì nếu cá nhân thuộc vào một trong các trường hợp nêu trên thì sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh khi có yêu cầu. Những trường hợp mà Nhà nước đưa ra để xem xét về việc chưa được xuất cảnh đều là những trường hợp có tính chất vi phạm pháp luật. Mà nếu để các chủ thể liên quan này xuất cảnh có thể làm ảnh hưởng đến công tác xử lý tội phạm của cơ quan chức năng có thẩm quyền, đồng thời sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các chủ thể liên quan theo quy định của Nhà nước và pháp luật.
Vậy nên, để xuất cảnh khỏi Việt Nam thì cá nhân phải không thuộc vào các trường hợp tạm hoãn xuất cảnh, có đầy đủ giấy tờ xuất nhập cảnh còn thời hạn và có thị thực hoặc giấy tờ xác nhận, chứng minh được nước đến cho nhập cảnh.
- Cá nhân, doanh nghiệp còn nợ thuế có được xuất cảnh hay không?
Hiện nay, số lượng cá nhân, doanh nghiệp nợ thuế ở nước ta ngày càng nhiều. Việc nợ thuế của các cá nhân, doanh nghiệp xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu như sau:
– Do cá nhân, doanh nghiệp rơi vào hoàn cảnh khó khăn về tài chính, không đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.
– Trong một số trường hợp cụ thể nhất định, cá nhân, doanh nghiệp cố tình trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế.
2.1. Đối với cá nhân
Công dân Việt Nam là người nộp thuế đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh.
Ngoài ra, theo khoản 1, 2 Điều 28 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 thì đối với cá nhân là người nước ngoài có thể bi tạm hoãn xuất cảnh từ Việt Nam khi chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
Chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế bao gồm chưa hoàn thành việc nộp thuế và cả nghĩa vụ khai quyết toán thuế với cơ quan thuế trước khi xuất cảnh đối với cá nhân là người nước ngoài kết thúc hợp đồng làm việc tại Việt Nam. Trừ trường hợp cá nhân thực hiện ủy quyền cho tổ chức trả thu nhập hoặc tổ chức, cá nhân khác quyết toán thuế theo quy định về quyết toán thuế đối với cá nhân. Khi đó, tổ chức trả thu nhập hoặc tổ chức, cá nhân khác nhận ủy quyền quyết toán thì phải chịu trách nhiệm về số thuế thu nhập cá nhân phải nộp thêm hoặc được hoàn trả số thuế nôp thừa của cá nhân.
2.2. Đối với doanh nghiệp
Trong trường hợp này, đối tượng bị xem xét về khả năng xuất cảnh được hay không là cá nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.
Căn cứ khoản 1 Điều 21 Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế thì một trong những trường hợp tạm hoãn xuất cảnh bao gồm: cá nhân, cá nhân là người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế là doanh nghiệp thuộc trường hợp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
Như vậy, theo những quy định nêu trên thì cá nhân là công dân Việt Nam, doanh nghiệp tại Việt Nam đang nợ thuế thì sẽ thuộc vào trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh tại Việt Nam. Do đó, để thực hiện hoạt động xuất cảnh thì các đối tượng này phải hoàn thành xong nghĩa vụ thuế và các biện pháp xử lý vi phạm của mình.
Xem thêm đầy đủ tại bài viết: Có thể bị hoãn xuất cảnh đối với người chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế?
- Những trường hợp nào được xóa nợ thuế
Luật Quản lý thuế năm 2019 quy định cụ thể các trường hợp được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt bao gồm:
– Doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của pháp luật về phá sản mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
– Cá nhân đã chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất năng lực hành vi dân sự mà không có tài sản, bao gồm cả tài sản được thừa kế để nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ.
– Các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế mà cơ quan Quản lý thuế đã áp dụng biện pháp cưỡng chế thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh và các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt này đã quá 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế nhưng không còn khả năng thu hồi.
– Tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với các trường hợp bị ảnh hưởng do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh có phạm vi rộng đã được xem xét miễn tiền chậm nộp và đã được gia hạn nộp thuế mà vẫn còn thiệt hại, không có khả năng phục hồi được sản xuất, kinh doanh và không có khả năng nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
Như vậy, các trường hợp được xóa nợ nêu trên là người nộp thuế đã chết, mất năng lực hành vi dân sự mà không còn tài sản, kể cả tài sản được thừa kế để nộp tiền thuế còn nợ; hoặc đã bị phá sản theo quyết định của Tòa án và không còn tài sản để nộp thuế; hoặc người nộp thuế đã bị thu hồi giấy phép kinh doanh, cơ quan Thuế đã áp dụng tất cả các biện pháp cưỡng chế thu nợ nhưng người nộp thuế không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp còn nợ và khoản nợ thuế thì đã quá 10 năm không còn khả năng thu hồi.
Trên đây là bài viết Có thể bị cấm xuất cảnh đối với cá nhân, chủ doanh nghiệp nợ thuế hay không? mà Ketoanhn.org tổng hợp được hi vọng giúp ích được bạn trong công việc.
Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan cần giải đáp bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ. Tổng đài hỗ trợ tư vấn miễn phí: 1900 6246
Ketoanhn.org chúc bạn làm tốt công việc
Kết nối với chúng tôi: https://www.facebook.com/ketoanhn.org/
Nếu bạn muốn học thực tế trải nghiệm va vất cùng kế toán trưởng giàu kinh nghiệm cần trên tay bộ chứng từ bao gồm: hóa đơn đỏ, phiếu thu chi, nhập xuất…của doanh nghiệp đang hoạt động có thể lựa chọn một lớp học kế toán thực hành của Trung tâm kế toán Hà Nội là đơn vị được thành lập từ năm 2005 đi đầu trong lĩnh vực đào tạo kế toán thực hành trên chứng từ hóa đơn đỏ hiện có 39 cơ sở học trên toàn quốc, 6 cơ sở học tại Hà Nội. Hàng tháng trung tâm vẫn đào tạo cho hơn 1000 học viên trên toàn quốc.
Chi tiết liên hệ Hotline: 0974 975 029 (Mr Quân)