Tổng hợp mẹo nhớ bảng hệ thống tài khoản kế toán nhanh nhất
Học thuộc bảng tài khoản kế toán được ví như việc học thuộc bảng cửu chương vậy, tuy nhiên thực tế thì những tài khoản này lại không đơn thuần là những con số. Bạn không những phải nhớ đó là tài khoản gì mà còn phải biết cách vận dụng nó vào các tác nghiệp kinh tế phát sinh để ghi lại những nghiệp vụ ấy khi làm kế toán cho doanh nghiệp.
Vậy làm thế nào để học thuộc bảng kế toán hiệu quả và biết cách ứng dụng nó bài viết dưới đây Ketoahn.org xin tổng hợp và chia sẻ mẹo nhớ bảng hệ thống tài khoản kế toán nhanh nhất.
Xem thêm: Bảng hệ thống tài khoản theo thông tư 200
Cụ thể như sau:
- Nhớ đầu tài khoản
Tài khoản đầu 1: Từ 111 đến 117 là TK tài sản ngắn hạn
Tài khoản đầu 2: Từ 211 đến 244 là TK tài sản dài hạn
Tài khoản đầu 3: Từ 311 đến 356 là TK nợ phải trả
Tài khoản đầu 4: Từ 411 đến 421 là TK nguồn vốn chủ sở hữu
Tài khoản đầu 5: Từ 511 đến 521 là TK doanh thu
Tài khoản đầu 6: Từ 611 đến 624 là Tk chi phí sản xuất kinh doanh
Tài khoản đầu 7: 711 là TK thu nhập khác
Tài khoản đầu 8: Từ 811 là TK chi phí khác
Tài khoản đầu 9: 911 là Tk xác định kết quả kinh doanh
Tài khoản đầu 0: Từ 001 đến 007 là TK ngoài bảng.
Việc nhớ bảng tài khoản kế toán chuẩn theo cách này sẽ giúp bạn nhớ nhanh hơn và khó quên nhất.
Tập trung vào 5 loại tài khoản chính
Tài khoản tài sản sẽ có đầu là 1 và 2
Tài khoản nguồn vốn sẽ có đầy là 3 và 4
Tài khoản doanh thu có đầu là 5 và 7
Tài khoản chi phí có đầu là 6 và 8
Chú ý là tài khoản đầu 5 và 7 mang tính chất nguồn vốn.
- Bản chất của từng loại tài khoản:
– Loại tài khoản đầu 1 và 2 – Là loại tài khoản “Tài sản”
VD: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, phải thu khách hàng, thuế GTGT được khấu trừ, Nguyên vật liệu, thành phẩm, hàng hóa, Công cụ dụng cụ, TSCĐ …
– Loại tài khoản đầu 3 – Là loại tài khoản “Nợ phải trả”
VD: Phải trả người bán, Các khoản thuế phải nộp, Phải trả người lao động, phải trả khác, vay nợ thuê tài chính …
– Loại tài khoản đầu 4 – Là loại tài khoản “Vốn chủ sở hữu”
VD: Vốn đầu tư của Chủ sở hữu, Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối …
– Loại tài khoản đầu 5 – Là loại tài khoản “Doanh thu”
VD: Doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ; Doanh thu bán thành phẩm …
– Loại tài khoản đầu 6 – Là loại tài khoản “Chi phí sản xuất, kinh doanh”
VD: Chi phí mua hàng; Chi phí sản xuất; Chi phí giá vốn; Chi phí bán hàng; Chi phí quản lý Doanh nghiệp … (Thông tư 133 và Thông tư 200 khác biệt chủ yếu ở Loại tài khoản này. Thông tư 200 quy định chi tiết từng loại Tài khoản chi phí)
– Loại tài khoản đầu 7 – Là loại tài khoản “Thu nhập khác”
VD: Thu nhập khác gồm: Thanh lý, nhượng bán TSCĐ; Khoản tiền phạt thu được; Các khoản cho biếu, tặng mà DN nhận được…
– Loại tài khoản đầu 8 – Là loại tài khoản “Chi phí khác”
VD: Chi phí thuế TNDN phải nộp; Khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, vi phạm hành chính …
– Loại tài khoản đầu 9 – Là loại tài khoản “Xác định kết quả kinh doanh” (Cuối kỳ sẽ Tập hợp toàn bộ CP và DT vào TK này)
- Một số mẹo nhỏ để nhớ bảng hệ thống tài khoản kế toán
– Tài khoản cấp 1 hoặc cấp 2, có kết thúc là chữ số 8: thường mang tính chất khác. Ví dụ: TK 138 (phải thu khác), TK 2118 (TSCĐ khác), …
– Tài khoản 214, 229, 352, 521 là những tài khoản đặc biệt có tính chất làm giảm giá, có kết cấu ngược với các tài khoản cùng loại
– Các tài khoản có tính đối ứng và bù trừ:
Tài khoản 131 và 331 là tài khoản lưỡng tính, mở chi tiết theo đối tượng.
Tài khoản 214 và 211, 213.
Tài khoản 133 và 333.
- Cách sử dụng tài khoản cho dễ nhớ:
Cách nhớ hệ thống tài khoản kế toán:
Các tài khoản loại 1,2,6,8: Khi PS tăng ghi nợ, PS giảm ghi có
Các tài khoản loại 3,4,5,7: Khi PS giảm ghi nợ, PS tăng ghi có
Tài khoản có chữ số cuối cùng là 8: TK khác thuộc loại đó
Các tài khoản có chữ số cuối cùng là 9: các tài khoản dự phòng
Riêng 214, 129… và một số tài khoản đặc biệt được hạch toán khác với TK cùng loại
Phản ánh các phát sinh trên TK theo cấu trúc Nợ, Có, hoặc tài khoản chữ ( T )
- Tập trung vào 5 loại tài khoản chính
Tài khoản tài sản sẽ có đầu là 1 và 2
Tài khoản nguồn vốn sẽ có đầy là 3 và 4
Tài khoản doanh thu có đầu là 5 và 7
Tài khoản chi phí có đầu là 6 và 8
Chú ý là tài khoản đầu 5 và 7 mang tính chất nguồn vốn.
- Cách định khoản các tài khoản:
a, Các loại tài khoản Tài sản gồm các đầu: 1,2,6,8:
– Khi phát sinh Tăng: Ghi bên NỢ
– Khi phát sinh Giảm: Ghi bên CÓ
b, Các loại tài khoản Nguồn vốn gồm các đầu: 3,4,5,7:
– Khi phát sinh Tăng: Ghi bên CÓ
– Khi phát sinh Giảm: Ghi bên NỢ
VD: Phát sinh nghiệp vụ mua hàng và thanh toán bằng tiền mặt
– Mua hàng (là hàng hóa-> Tăng hàng hóa lên, ghi bên NỢ)
– Thành toán bằng tiền mặt (là tiền mặt -> Giảm tiền mặt, ghi bên CÓ)
-> Hạch toán khi thanh toán tiền mua hàng:
Nợ TK 156 – Hàng hóa
Có TK 111 – Tiền mặt
- Những chú ý khi định khoản hạch toán:
– Muốn định khoản kế toán tốt các bạn phải xác định được đối tượng kế toán được thực hiện trong nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
– Bên Nợ ghi trước/ Bên Có ghi sau, ghi hết bên nợ rồi sang bên có.
– Nghiệp vụ biến động tăng ghi 1 bên và Nghiệp vụ biến động giảm ghi 1 bên.
– Dòng ghi Nợ phải so le với Dòng ghi Có.
– Tổng giá trị bằng tiền ghi Bên Nợ = Tổng giá trị bằng tiền ghi Bên Có.
Trên đây là bài viết Tổng hợp mẹo nhớ bảng hệ thống tài khoản kế toán nhanh nhất hi vọng sẽ giúp ích được bạn trong công việc.
Ketoanhn.org chúc bạn làm tốt