Trang chủ » Tài Liệu Kế Toán » Thủ thuật phân tích báo cáo tài chính

Thủ thuật phân tích báo cáo tài chính

Phân tích báo cáo tài chính là một bước rất quan trọng khi bạn lập báo cáo tài chính và là sự chuận bị tốt nhất khi cơ quan thuế kiểm tra. Vậy phân tích báo cáo tài chính bạn cần làm những bước nào mục đích của việc phân tích báo cáo tài chính ra sao. Bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Thủ thuật phân tích báo cáo tài chính

Các bạn nhớ thời hạn nộp báo cáo tài chính nhé: Thời hạn nộp báo cáo tài chính và nơi nhận báo cáo tài chính theo Thông tư 200

Mục đích phân tích báo cáo tài chính:

Phân tích báo cáo tài chính không những phục vụ cho nhà quản trị, điều hành mà còn cung cấp những thông tin cho các đối tượng quan tâm đến tình hình “sức khỏe” của doanh nghiệp. Cần lưu ý rằng mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có phương pháp, hình thức phân tích và độ nhấn phân tích khác nhau nhằm nêu bật lên mức độ trong hoạt động doanh nghiệp. Tuy vậy, phân tích tài chính vẫn phải đảm được 2 mục đích:

Mục đích ra quyết định:Dựa trên các con số cụ thể, việc phân tích sẽ đánh sâu vào yếu tố mạnh yếu của doanh nghiệp như: chỉ số nguồn vốn, tỉ số thanh khoản, chỉ tiêu thanh toán ngay.

Mục đích đầu tư vào doanh nghiệp hoặc rời bỏ doanh nghiệp: Việc phân tích này đòi hỏi chuyên sâu hơn rất nhiều: vì ngoài việc phân tích các yếu tố tài chính thì lồng vào đó là phân tích rất nhiều các chỉ số phi tài chính như: tình hình nhân sự, hoạt động marketing, chế độ phúc lợi, những khó khăn của doanh nghiệp… Từ đó mới đề ra được các nhóm giải pháp khắc phục hoặc tăng cường trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

>>Tham khảo thêm: Tổng hợp một số câu hỏi về báo cáo tài chính

Các bước phân tích báo cáo tài chính:

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ tài chính của DN:

– Kiểm tra lại tính đầy đủ của hồ sơ về tình hình tài chính của DN của chủ đầu tư gửi đến có đúng, đủ theo quy định để phục vụ cho công tác thẩm định.

– Kiểm tính đầy đủ, tính pháp lý của các báo cáo tài chính: có đủ số lượng báo cáo? có đủ chữ ký của người có thẩm quyền? báo cáo có được kiểm toán?

Bước 2: Nắm thông tin về tình hình tài chính DN:

– Về số vốn điều lệ thực góp của công ty:

Trong đó:

+ Vốn bằng tiền:

+ Vốn bằng tài sản:

– Về khả năng sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu để tham gia góp vốn thực hiện dự án/phương án sản xuất-kinh doanh.

– Về tình hình tài chính của công ty thông qua các chỉ số tài chính.

Các chỉ số thông dụng thường sử dụng hỗ trợ cho việc phân tích đánh giá tình hình tài chính của DN:

  1. Khả năng thanh toán:

Nhiều DN bị rơi vào tình trạng phá sản vì thiếu vốn, vì vậy cần phải kiểm tra khả năng của DN có thể trả được các khoản nợ thương mại và hoàn trả vốn vay hay không là một trong những cơ sở đánh giá sự ổn định, vững vàng về tài chính của DN, thông qua các chỉ tiêu:

  1. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (Ktq):

Ktq = Tổng tài sản (MS270 BCĐKT)/Nợ phải trả (MS300 BCĐKT)

Hệ số này cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ của DN. Hệ số này càng lớn thì khả năng thanh toán của DN càng tốt. Hệ số thanh toán nhỏ hơn giới hạn cho phép cho thấy sự thiếu hụt trong khả năng thanh toán, sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch trả nợ của DN.

  1. Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn (Kng):

Kng = Tài sản ngắn hạn (MS100 BCĐKT)/Nợ ngắn hạn (MS310 BCĐKT)

Hệ số này cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn của DN bằng tài sản ngắn hạn hiện có.

Hệ số này càng lớn thì khả năng hoàn trả nợ ngắn hạn càng tốt. Ngược lại Hệ số này nhỏ hơn giới hạn cho phép sẽ cảnh báo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của DN gặp khó khăn, tiềm ẩn không trả được nợ đúng hạn.

  1. Hệ số khả năng thanh toán nhanh (Knh):

Kn = Vốn bằng tiền, các khoản tương đương tiền và các khoản đầu tư ngắn hạn (MS110+120BCĐKT)/Nợ ngắn hạn (MS310 BCĐKT)

Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của DN bằng tiền và các chứng khoán ngắn hạn có thể chuyển đổi nhanh thành tiền mặt. Chỉ số này cho biết khả năng huy động các nguồn vốn bằng tiền để trả nợ vay ngắn hạn trong thời gian gần như tức thời.

Hệ số này càng lớn thì khả năng hoàn trả nợ ngắn hạn càng tốt. Ngược lại, Hệ số này nhỏ hơn giới hạn cho phép cho thấy trong trường hợp rủi ro bất ngờ, khả năng trả nợ ngay các khoản nợ ngắn hạn thấp.

Hình ảnh: Hướng dẫn Các bước phân tích Báo Cáo Tài Chính

  1. Tính ổn định và khả năng tự tài trợ
  2. Hệ số thích ứng dài hạn của TSCĐ (Ktu):

Ktu = Tà sản dài hạn (MS200 BCĐKT)/Vốn chủ sở hữu (MS400 BCĐKT) + Nợ dài hạn (MS330 BCĐKT)

Hệ số này phản ánh việc sử dụng vốn hợp lý của chủ đầu tư, hệ số này không được vượt quá 100%. Nếu hoạt động kinh doanh của DN vẫn ổn định, hệ số này càng nhỏ càng an toàn; nếu hệ số này > 100 cho thấy DN đã đầu tư tài sản dài hạn bằng những nguồn vốn có kỳ hạn ngắn (Ví dụ: như vay ngắn hạn) dòng tiền sẽ trở nên không ổn định, tiềm ẩn sự bất ổn định trong điều hành tài chính của DN. Nên đánh giá hệ số này đồng thời với hệ số tài sản dài hạn trên vốn chủ sở hữu.

  1. Hệ số tài sản dài hạn trên vốn chủ sở hữu (Kts):

Kts = Tài sản dài hạn (MS 200BCĐKT)/ Vốn chủ sở hữu (MS400 BCĐKT)

Hệ số này cho thấy mức ổn định của việc đầu tư tài sản bằng nguồn vốn chủ sở hữu, những khoản đầu tư vào TSCĐ có thể được tái tạo như mong muốn từ vốn chủ sở hữu vì những khoản đầu tư như vậy thường cần một khoản thời gian dài để tái tạo; hệ số càng nhỏ càng an toàn, phản ánh sự chủ động định đoạt về tài sản của chủ đầu tư.

  1. Hệ số nợ (Ncsh):

Xác định hệ số này để đánh giá mức độ đảm bảo nợ vay bằng nguồn vốn chủ sở hữu

Ncsh = Nợ phải trả (MS 300BCĐKT)/Vốn chủ sở hữu (MS400 BCĐKT)

Hệ số này cho thấy khả năng thanh toán nợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu; hệ số này càng nhỏ thì giá trị của vốn chủ sở hữu càng lớn vì nguồn vốn CSH là nguồn vốn không phải hoàn trả, cho thấy khả năng tự chủ về tài chính của DN càng tốt. Tuy nhiên nếu tỷ lệ này càng cao thì có một khả năng lớn là DN đang không thể trả được các khoản nợ theo điều kiện tài chính thắt chặt hoặc có sự kém cỏi trong quản lý, hoặc dòng tiền của DN sẽ kém đi do gánh nặng từ việc thanh toán các khoản lãi vay. Trong trường hợp giải thể DN, hệ số này cho biết mức độ được bảo vệ của các chủ nợ.

  1. Hệ số vốn chủ sở hữu (Vcsh):

Vcsh = Vốn chủ sở hữu (MS 400BCĐKT)/Tổng Nguồn vốn (MS 440BCĐKT)

Hệ số vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn dùng để đo lường sự ổn định của việc tăng vốn. Bổ sung vào vốn góp bởi các cổ đông và các khoản dự trữ vốn thì vốn chủ sở hữu cũng góp phần tạo ra dự trữ cho vốn điều lệ và phần thặng dư (kể cả thu nhập giữ lại của DN).

Nguồn vốn này không cần được hoàn trả lại, vì vậy hệ số này càng cao, DN càng được đánh giá cao. Về cơ bản hệ số này có mục đích đánh giá như hệ số nợ.

  1. Đối với DN đề nghị bảo lãnh vay vốn thực hiện phương án sản xuất kinh doanh, cần lưu ý thêm:

5.1. Đánh giá sự hợp lý trong việc bố trí cơ cấu tài sản, nguồn vốn của DN thông qua các chỉ số:

+ Tỷ suất đầu tư vào TSCĐ = TSCĐ/ Tổng tài sản (%)

+ Tỷ suất đầu tư vào TSLĐ = TSLĐ/ Tổng tài sản (%)

Các chỉ số này cho biết tỷ trọng đầu tư vào các loại tài sản của DN , xu hướng biến động của Tổng tài sản qua các kỳ báo cáo, tính hợp lý trong việc bố trí về cơ cấu tài sản của DN tuỳ theo đặc điểm hoạt động kinh doanh của DN.

5.2. So sánh đánh giá việc tăng giảm nợ ngắn hạn, nợ dài hạn có tương ứng với việc tăng giảm tài sản lưu động, tài sản cố định không, để đánh giá việc bố trí cơ cấu nguồn vốn dài hạn và ngắn hạn có hợp lý không.

III . Hiệu quả sử dụng vốn và khả năng sinh lời

  1. Hiệu quả sử dụng tài sản (DTts):

Hệ số này cho thấy kết quả mà DN đạt được trong năm thông qua việc tạo thu nhập trên tổng tài sản đã đưa vào hoạt động SXKD.

DTts = Doanh thu (MS 10+21+31KQHĐKD)/Tổng tài sản (MS 270BCĐKT)

Hệ số này phản ánh tính năng động của DN , cho biết tổng vốn đầu tư vào tài sản được chuyển đổi bao nhiêu lần thành doanh thu. Nếu hệ số này thấp, có nghĩa là vốn đang không được sử dụng hiệu quả; có khả năng DN đang thừa hàng tồn kho, sản phẩm hàng hoá không tiêu thụ được hoặc tài sản nhàn rỗi hoặc vay tiền quá nhiều so với nhu cầu vốn thực sự. (Lưu ý đối với DN có quy mô lớn thì hệ số này có xu hướng nhỏ hơn so với DN có quy mô nhỏ).

  1. Vòng quay hàng tồn kho (V):

Hệ số vòng quay hàng tồn kho đánh giá hiệu quả hoạt động của DN thông qua hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

V = Giá vốn hàng bán (MS 11KQHĐKD)/Hàng tồn kho bình quân (MS 140BCĐKT)

Giá trị vòng quay hàng tồn kho càng lớn cho biết DN sử dụng vốn lưu động càng hiệu quả, góp phần nâng cao tính năng động trong sản xuất kinh doanh của DN . Vòng quay thấp là do DN lưu giữ quá nhiều hàng tồn kho, dòng tiền sẽ giảm đi do vốn kém hoạt động và gánh nặng trả lãi tăng lên, tốn kém chi phí lưu giữ và rủi ro khó tiêu thụ do không phù hợp với nhu cầu tiêu dùng hoặc thị trường kém đi. Vòng quay hàng tồn kho của các DN có quy mô lớn có xu hướng cao hơn các DN có quy mô nhỏ. Riêng các DN thuộc lĩnh vực thương mại dịch vụ thì vòng quay hàng tồn kho có xu hướng càng lớn khi DN có quy mô hoạt động càng nhỏ.

  1. Kỳ thu tiền bình quân (N):

N = Các khoản phải thu bình quân (MS 130BCĐKT) x 360 ngày

Doanh thu thuần (MS 10+21+31KQHĐKD)

Hệ số này phản ánh số ngày cần thiết để chuyển các khoản phải thu thành tiền mặt.

Kỳ thu tiền bình quân đánh giá thời giá bình quân thực hiện các khoản phải thu của DN. Kỳ thu tiền bình quân phụ thuộc vào quy mô của DN và đặc thù của từng ngành nghề SXKD. Kỳ thu tiền bình quân càng nhỏ thì vòng quay của các khoản phải thu càng nhanh, cho biết hiệu quả sử dụng nguồn vốn của DN càng cao.

  1. Đối với DN đề nghị bảo lãnh vay vốn thực hiện phương án sản xuất kinh doanh, cần phần tích thêm chỉ tiêu:

Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên = Tồn kho + Các khoản phải thu – Nợ ngắn hạn;

Chỉ tiêu này cho thấy nhu cầu về vốn lưu động thường xuyên của DN trong năm. Chỉ tiêu càng lớn cho thấy nhu cầu về vốn lưu động của DN càng lớn và ngược lại.

Vòng quay vốn lưu động (vòng/năm) = Doanh thu thuần/TSLĐ và ĐTNH bình quân

TSLĐ và ĐTNH bình quân = TSLĐ và ĐTNH đầu kỳ + TSLĐ và ĐTNH cuối kỳ/2

Tỷ lệ này cho biết vốn lưu động được chuyển bao nhiêu lần thành doanh thu. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ đồng vốn được sử dụng càng hiệu quả. Ngược lại, tỷ lệ này thấp đi có thể là DN sử dụng vốn kém hiệu quả (tài sản nhàn rỗi, thừa hàng tồn kho, vay quá nhiều tiền so với nhu cầu thực sự…)

  1. Tỷ suất lợi nhuận trên Tổng vốn sử dụng:

LNnv = Tổng lợi nhuận trước thuế (MS 50KQHĐKD)/Tổng nguồn vốn bình quân (MS 440BCĐKT)

  1. Tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trên Tổng vốn sử dụng:

LNkd = Tổng lợi nhuận thuần (MS 30KQHĐKD)/Tổng nguồn vốn bình quân (MS 440BCĐKT)

  1. Tỷ suất lợi nhuận trên Vốn chủ sở hữu:

LNnv = Tổng lợi nhuận trước thuế (MS 50KQHĐKD)/Vốn chủ sở hữu (MS 400BCĐKT)

  1. Tỷ suất lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trên Vốn chủ sở hữu:

LNkd = Tổng lợi nhuận thuần (MS 30KQHĐKD)/Vốn chủ sở hữu (MS 400BCĐKT)

  1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:

LN dt = Tổng lợi nhuận trước thuế (MS 50KQHĐKD)/Doanh thu (MS 10+21+31KQHĐKD)

Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhận trên là những chỉ tiêu đánh giá tổng quát về tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động SXKD của DN.

Các tỷ suất này càng lớn thì thì DN sản xuất kinh doanh càng có hiệu quả; ngược lại, cho thấy DN đang gặp khó khăn trong hoạt động SXKD, cảnh báo tiềm ẩn rủi ro, đòi hỏi DN phải có biện pháp khắc phục.

  1. Sức tăng trưởng (TT)

Chỉ số sức tăng trưởng giúp cho người phân tích hiểu rõ mức độ tăng trưởng và sự mở rộng về quy mô của công ty. Chúng chỉ ra mức độ tăng trưởng hàng năm về doanh thu và lợi nhuận của DN. Trường hợp lý tưởng là tăng trưởng doanh thu đi liền với tăng trưởng lợi nhuận.

  1. Sức tăng trưởng doanh thu:

1.1 Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu

TTdt = DThu năm sau (MS 10+21+31KQHĐKD)/Doanh thu năm trước (MS 10+21+31KQHĐKD) -1

1.2 Tỷ lệ tăng tưởng doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính

TTdtc=DThu từ HĐKD chính năm sau (MS 10+21KQHĐKD)/DThu từ HĐKD chính năm trước (MS 10+21KQHĐKD)- 1

Đây là chỉ số quan trọng phản ánh mức độ tăng trưởng về doanh thu của DN cần ghi nhận:

– So với chỉ tiêu lạm phát: nếu chỉ tiêu tăng trưởng doanh thu tăng mà lạm phát giảm hoặc không tăng thì mức độ tăng trưởng theo chiều hướng tốt, số lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ tăng (và ngược lại)

– So sánh mức độ tăng trưởng của thị trường: nếu nhỏ hơn thì có nghĩa DN đang gặp khó khăn về khả năng cạnh tranh và thị phần trên thị trường.

  1. Sức tăng trưởng lợi nhuận:

2.1 Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận

TTln = Tổng lợi nhuận năm sau (MS 50KQHĐKD)/Tổng lợi nhuận năm trước (MS 50KQHĐKD) – 1

2.2 Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chính

TTlnt = Tổng lợi nhuận thuần năm sau (MS 30KQHĐKD)/ Tổng lợi nhuận thuần năm trước (MS 30KQHĐKD)- 1

Đây là chỉ số để xem xét mức độ tăng trưởng về lợi nhuận của DN. Khi sức tăng trưởng của doanh thu được đánh giá mức tăng trưởng về mặt số lượng thì tỷ lệ này đáng giá mức độ mở rộng về mặt chất lượng.

  1. Định giá trên thị trường (áp dụng đối với DN phát hành cổ phiếu):

Cán bộ nghiệp vụ cũng cần phải phân tích thêm tình hình tài chính DN trên cơ sở giá trị trên thị trường, các chỉ số đánh giá cơ bản:

  1. Chỉ số giá cả trên thu nhập 1 cổ phần:

Chỉ số này so sánh giá cổ phiếu với thu nhập tính trên 1 cổ phần.

Công thức tính: Giá cổ phiếu/Thu nhập của một cổ phần

Tỷ lệ càng cao thì DN càng được đánh giá cao. Tỷ lệ này phản ánh khả năng sinh lời hiện tại, còn cho thấy triển vọng sinh lời tương lai của DN.

  1. Tỷ lệ giá cả trên giá trị ghi sổ:

Công thức tính:

Giá cổ phiếu/Giá trị ghi sổ ròng của 1 cổ phần

Nếu tỷ lệ này nhỏ hơn 1, cảnh báo khả năng hoạt động công ty yếu.

  1. Đánh giá tình hình tài chính thông qua các chỉ số tính trong bảng lưu chuyển tiền tệ.

Báo cáo dòng tiền cho thấy dòng tiền ra và vào công ty và nguyên nhân thiếu tiền hoặc thừa tiền. Báo cáo dòng tiền mặt là một trong những công cụ hữu ích đối với cán bộ nghiệp vụ phân tích tình hình tài chính DN.

– Dòng tiền ròng sau chi phí hoạt động: Nếu dòng tiền này dương cho thấy DN có thể tự trang trải các nhu cầu hoạt động bằng tiền của mình. Dòng tiền ròng âm cho thấy DN cần có thêm nguồn tiền từ bên ngoài để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường. Dòng tiền ròng âm cảnh báo tình hình kinh doanh của DN gặp khó khăn.

– Thặng dư (thâm hụt) tài chính: thăng dư tài chính (chỉ tiêu này dương) cho thấy DN đang thừa tiền không chỉ cho hoạt động kinh doanh mà cho cả hoạt động đầu tư, thâm hụt tài chính (chỉ tiêu này âm) cảnh báo tình hình kinh doanh của DN gặp khó khăn

-Vốn huy động từ bên ngoài: Dòng tiền này dương cho thấy DN thiếu tiền đang huy động vốn từ bên ngoài như vay ngắn hạn, dài hạn hay phát hành cổ phiếu để bù đắp khoản thâm hụt từ hoạt động kinh doanh và đầu tư. Dòng tiền này âm cho thấy DN thừa tiền đang tiến hành trả nợ các khoản vay.

– Con số thể hiện thay đổi tăng/giảm tiền tại cuối dòng của báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho thấy lượng tiền ròng từ các hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài trợ vốn. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một công cụ cực kỳ giá trị để hiểu các dòng tiền và khả năng trả nợ của DN thông qua tỷ số thanh toán bằng tiền.

Tỷ số thanh toán bằng tiền = Dòng tiền ròng sau chi phí hoạt động/ Nợ ngắn hạn

Tỷ số thanh toán bằng tiền cho biết khả năng trả nợ các khoản nợ ngắn hạn từ dòng tiền DN tạo ra. Tỷ số này càng lớn khả năng thanh toán của DN càng cao và ngược lại.

Bước 3: Tổng hợp tình hình tài chính tài chính của DN:

Trên cơ sở tổng hợp tình hình tài chính tài chính của DN, cán bộ BL phải đưa ra được nhận định chung:

– Tình hình tài chính DN thế nào? (tốt hay xấu);

– Khả năng điều hành hoạt động kinh doanh thế nào?

– DN có khả năng về vốn để thực hiện dự án không?

Phân tích trên từng báo cáo tài chính

Việc phân tích trên từng báo cáo tài chính, bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:

  •     Phân tích ngang trên từng báo cáo tài chính để thấy rõ sự biến động về quy mô của từng chỉ tiêu, kể cả số tuyệt đối và số tương đối.
  •     So sánh dọc trên từng báo cáo tài chính (đặc biệt bảng cân đối kế toán) để thấy rõ sự biến động về cơ cấu của từng chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính.
  •     Phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính nhằm đánh giá sơ bộ về tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Phân tích trên sẽ cho người đọc cái nhìn tổng quan về sự biến động của từng chỉ tiêu tài chính. Từ đó biết được con số tài chính đó đang ở mức tốt hay xấu hay ít nhất cũng đưa ra được thông tin về tốc độ tăng trưởng của thời điểm đang phân tích so với một thời điểm trong quá khứ.

Phân tích mối liên hệ giữa các tiêu chí trên báo cáo tài chính doanh nghiệp

Việc phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính doanh nghiệp là một nội dung rất căn bản của phân tích báo cáo tài chính, nhằm cung cấp những thông tin đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp mà nội dung của nó bao gồm những vấn đề sau đây:

  •     Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp.
  •     Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn ngắn hạn cho việc dự trữ tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp.
  •     Phân tích khả năng huy động vốn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
  •     Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
  •     Phân tích tình hình rủi ro tài chính của doanh nghiệp.
  •     Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. (Phân tích giá trị doanh nghiệp.)

Phân tích báo cáo tài chính:

Việc phân tích báo cáo tài chính không thể tách rời việc phân tích doanh nghiệp đó nằm tương quan trong môi trường đầu tư. Sẽ là thiếu đầy đủ nếu việc phân tích đó không có sự so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành nghề trong cùng thời điểm. Và cũng là thiếu sót nếu việc phân tích không đề cập đến những tác động của môi trường kinh doanh, tác động của chính sách tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Nếu gặp khó khăn trong việc lập báo cáo tài chính có thể tham gia một khóa học lên báo cáo tài chính hoặc thuê dịch vụ làm báo cáo tài chính của công ty chúng tôi.

Liên hệ Hotline: 0974 975 029 – 0941 900 994 (Mr Quân) để được hỗ trợ tư vấn miễn 

Bài viết liên quan:

Leave a Comment

KẾ TOÁN HÀ NỘI GROUP - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ

Hotline: 0974 975 029 (Mr Quân)

Email: Hotrokthn@gmail.com

Giấy phép ĐKKD số: 0103648057 cấp bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.

Giấy phép đào tạo Kế Toán Thực Hành số: 7619/QĐ-SGD&ĐT cấp bởi Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.

CAM KẾT KHÔNG THÀNH NGHỀ KHÔNG THU HỌC PHÍ

CÁC ĐỊA CHỈ HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH THỰC TẾ CỦA TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

CS1 : Lê Trọng Tấn - Thanh Xuân - Hà Nội
CS2 : Duy Tân - Dịch Vọng - Cầu Giấy - Hà Nội
CS3 : KĐT Sài Đồng - Long Biên - Hà Nội
CS4 : Ngô Thì Nhậm - Hà Đông - Hà Nội
CS5 : 30 Nguyên Hồng - Đống Đa -Hà Nội
CS6 : 124 Lạc Trung - Hai Bà Trưng - Hà Nội
CS7: Cổ Bi – Gia Lâm – Long Biên – Hà Nội
CS8 : Vân Côi – Quận Tân Bình - HCM
CS9 : 35 Lê Văn Chí - Q. Thủ Đức - TP HCM
CS10 : Nguyễn Trãi - Võ Cường - Tp. Bắc Ninh
CS11 : Lạch Tray - Q. Ngô Quyền - Tp. Hải Phòng
CS12 : Đoàn Nhữ Hài - TP Hải Dương
CS13 : Nguyễn Trãi - Q Ninh Kiều - Tp Cần Thơ
CS14 : KĐT Sông Hồng - Lý Nam Đế - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc
CS15 : Hoàng Văn Thụ - Tp.Thái Nguyên
CS16 : Hoàng Hoa Thám - Thủ Dầu 1 - Bình Dương
CS17 : Nguyễn Văn Cừ - TP Hạ Long - Quảng Ninh
CS18 : Trần Nguyên Hãn - Tp.Bắc Giang
CS19 : Kim Đồng - Trần Hưng Đạo - Tp Thái Bình
CS20 : Đường Giải Phóng - Tp. Nam Định
CS21 : Trần Cao Vân - Q Thanh Khê - Tp Đà Nẵng
CS22 : Tràng An - p Tân Thành - TP. Ninh Bình
CS23 : Hà Huy Giáp – Biên Hòa – Đồng Nai
CS24 : Quy Lưu - Minh Khai - Phủ Lý - Hà Nam
CS25 : Phong Định Cảng - TP Vinh - Nghệ An
CS26 : Đường Hà Huy Tập - TP Hà Tĩnh
  CS27: Đường Ngô Quyền - TP Huế
CS28: Trần Hưng Đạo – Long Xuyên – An Giang
CS29: Thái Sanh Hạnh – Mỹ Tho – Tiền Giang
CS30: Phan Chu Trinh – TP Vũng Tàu
CS31: 03 p 6 – TP. Tân An – tỉnh Long An
CS32: Võ Trường Toản – Cao Lãnh – Đồng Tháp
CS33: Nguyễn Hùng Sơn–Rạch Giá–Kiên Giang
CS34: Lê Thị Riêng – phường 5 – TP Cà Mau
CS35: Trần Phú – phường 4 – TP Vĩnh Long
CS36: Phạm Ngũ Lão – phường 1 – TP Trà Vinh
CS37: Hai Bà Trưng – phường 1 – TP Bến Tre
CS38: Tôn Đức Thắng – Phường 1 – TP Bạc Liêu