Những nguyên tắc chung và những khái niệm kế toán cần biết
Những nguyên tắc chung và những khái niệm kế toán cần biết
Những nguyên tắc và các khái niệm này không giống như những định luật bất biến, mà nó do các nhà kế toán và các cơ sở kinh doanh lập ra để đáp ứng những nhu cầu của những người làm quyết định, và nó có thể thay đổi khi có những phương pháp hoàn thiện hơn, hoặc khi hoàn cảnh thay đổi. Các nguyên tắc này làm nền tảng cho việc lập báo cáo tài chính được chính xác, bảo đảm độ tin cậy và dễ so sánh. Dưới đây là những nguyên tắc chính và các khái niệm chung đang chi phối các quá trình kế toán:
Xem thêm: Nguyên tắc kế toán và yêu cầu khi lập báo cáo tài chính
- Kỳ kế toán ( Time – Period principle )
– Là những khoản thời gian nhất định mà trong đó các báo cáo tài chính được lập. Để thuận lợi cho việc so sánh, thời gian của các kỳ kế toán thường dài như nhau ( tháng, quý, năm )
- Hoạt động liên tục ( Going concern principle )
– Nguyên tắc này giả thiết rằng các đơn vị sẽ tiếp tục hoạt động vô thời hạn hoặc ít nhất sẽ không bị giải thể trong tương lai gần.
- Thực thể kinh doanh ( Business entity principle )
– Thực thể kinh doanh là bất kỳ một đơn vị kinh tế nào nắm trong tay các tiềm lực và tiến hành các hoạt động kinh doanh cần phải ghi chép, tổng hợp báo cáo.
- Nguyên tắc giá phí ( Cost principle )
– Nguyên tắc này đòi hỏi việc đo lường, tính toán về tài sản, công nợ, vốn, doanh thu, chi phí phải dựa trên cơ sở giá phí thực tế mà không quan tâm đén giá thị trường.
- Thước đo tiền tệ ( Monetary principle )
– Là đơn vị đồng nhất trong việc tính toán, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán chỉ phản ánh những gì biểu hiện được bằng tiền. Tiền được sử dụng như một đơn vị đo lường cơ bản trong các báo cáo tài chính.
- Nguyên tắc phù hợp ( Matching principle )
– Nguyên tắc này đòi hỏi giá phí phải gánh chịu trong việc tạo ra doanh thu, bất kể là giá phí phát sinh ở kỳ nào, nó phải phù hợp với kỳ mà trong đó doanh thu được ghi nhận.
- Nguyên tắc khách quan ( Objectivity principle )
– Tài liệu do kế toán cung cấp phải mang tính khách quan, có thể kiểm tra được
- Nguyên tắc doanh thu thực hiện ( Revenue principle )
– Doanh thu là số tiền thu được hoặc ghi nhận khi quyền sở hữu hàng hóa được chuyển gioa và các dịch vụ được cung cấp.
- Nguyên tắc công khai ( Disclosure principle )
– Nguyên tắc này đòi hỏi báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải rõ ràng, dễ hiểu và phải bao gồm đầy đủ các thông tin liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp. Những báo cáo này phải được trình bày công khai cho tất cả những người sử dụng.
- Nguyên tắc khách nhất quán ( Consistency principle )
– Các khái niệm, các nguyên tắc, các chuẩn mực, các phương pháp… mà kế toán sử dụng phải bảo đảm nhất quán không thay đổi từ kỳ này sang kỳ khác.
- Nguyên tắc thận trọng ( Prudent principle )
– Việc ghi tăng vốn chủ chỉ thực hiện khi có chứng cứ chắc chắn, và việc ghi giảm vốn chủ khi có chứng cứ có thể
- Nguyên tắc trọng yếu ( Materiality principle )
– Nguyên tắc này chú trọng đến các vấn đề, các yếu tố, các khoản mục… mang tính trọng yếu, quyết định bản chất và nội dung sự vật, hiện tượng mà bỏ qua những vấn đề, những yếu tố… thứ yếu, không làm thay đổi bản chất và nội dung sự vật, hiện tượng. Một khoản mục được coi trọng yếu nếu có lý do hợp lý để biết rằng nó sẽ ảnh hưởng đến quyết định của những người sử dụng báo cáo tài chính.
Trên đây là bài viết Những nguyên tắc chung và những khái niệm kế toán cần biết mà Ketoanhn.org tổng hợp được hi vọng giúp ích được cho bạn trong công việc kế toán.