Trang chủ » Tài Liệu Kế Toán » Hướng dẫn cách tính tiền trợ cấp thôi việc mới nhất

Hướng dẫn cách tính tiền trợ cấp thôi việc mới nhất

Trợ cấp thôi việc là một khoản tiền NSDLĐ phải trả cho người lao động trong hầu hết các trường hợp chắm dứt hợp đồng lao động. Tuy vậy nhiều bạn chưa biết cách tính tiền trợ cấp thôi việc, bài viết dưới đây Ketoanhn.org xin chia sẻ bài viết hướng dẫn cách tính tiền trợ cấp thôi việc mới nhất năm 2019 các bạn cùng tham khảo nhé.

Hướng dẫn cách tính tiền trợ cấp thôi việc năm mới nhất năm 2019

Hướng dẫn cách tính tiền trợ cấp thôi việc năm mới nhất năm 2019

Trợ cấp thôi việc có ý nghĩa như một phần thưởng cho người lao động vì đã có thời gian đóng góp cho người sử dụng lao động. Đồng thời trợ cấp thôi việc cũng có ý nghĩa giúp người lao động có kinh phí trang trãi trong thời gian tìm kiếm công việc mới.

Khi nào được hưởng trợ cấp thôi việc?

Theo Điều 48 của Bộ luật Lao động 2012, người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc cho người lao động khi hợp đồng lao động chấm dứt trong các trường hợp sau:

– Khi hết hạn hợp đồng lao động

– Khi đã hoàn thành công việc theo hợp đồng

– Khi người sử dụng lao động và người lao động thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động

– Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.

– Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.

– Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

– Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

– Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã.

Căn cứ để NSDLĐ trợ cấp thôi việc

Theo điều 48 Bộ luật lao động 2015 và khoản 1 điều 14 nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số nội dung của bộ luật lao động 2012 thì căn cứ phát sinh trách nhiệm trợ cấp thôi việc của NSDLĐ như sau:
Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật Lao động cho người lao động đã làm việc thường xuyên 12 tháng trở lên khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 Điều 36 và người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Lao động.

Trường hợp chấm đứt hợp đồng theo điều 36 bộ luật lao động cụ thế sau:

  • Hết hạn hợp đồng lao động
  • Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
  • Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
  • Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.
  • Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.
  • Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.
  • Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật này.

Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng theo điều 38 cụ thể sau:

NSDLĐ được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp:

  • Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
  • Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
  • Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;
  • Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động đối với các trường hợp người lao động Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự hoặc Người lao động bị tạm giữ, tạm giam hoặc Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc Lao động nữ mang thai hoặc Các trường hợp khác do hai bên thoả thuận

Từ quy định của pháp luật chúng thôi thấy rằng để phát sinh trách nhiêm trợ cấp thôi việc cho người lao động thì xuất phát từ việc chấm dứt hợp đồng (2 bên cùng nhau thỏa thuận việc chấm dứt hợp đồng) hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng trong những trường hợp quy định cụ thể trên. Bên cạnh thì người lao động phải làm việc tại công ty liên tục 12 tháng trở lên.

Quy định về thơi gian tính trợ cấp thôi việc, mất việc:

Nghị định số 148/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 05/2015/NĐ-CP ban hành ngày 24/10/2018 có hướng dẫn:

Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động bao gồm: Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động theo hợp đồng lao động; Thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản, nghỉ để điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; nghỉ hàng tuần, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo quy định của Bộ luật lao động; nghỉ việc để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn; nghỉ để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật mà được người sử dụng lao động trả lương; Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động; thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo quy định của Bộ luật lao động.

Thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm: Thời gian người sử dụng lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp, thời gian được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp, thời gian người sử dụng lao động đã chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động, bảo hiểm thất nghiệp.

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm của người lao động:

Được tính theo năm (đủ 12 tháng); trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến dưới 06 tháng được tính bằng 1/2 năm; từ đủ 06 tháng trở lên được tính bằng 01 năm làm việc.

Mức trợ cấp thôi việc

Mức trợ cấp thôi việc được tính đựa vào thời gian tính trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc thì sẽ được trợ cấp ½ tháng. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo HĐLĐ của 6 tháng liên kề trước khi người lao động thôi việc.

Ngoài ra người lao động có thời gian làm việc thực tế cho người sử dụng lao động từ đủ 12 tháng trở lên mất việc làm nhưng thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm ít hơn 18 tháng thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động ít nhất bằng 02 tháng tiền lương;

Cách tính trợ cấp thôi việc

Việc chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động dựa trên nguyên tắc: Mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

Trong đó, thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.

Ví dụ: Anh A làm việc cho công ty B 5 năm. Tiền lương bình quân 6 tháng liền kề trước khi thôi việc của anh A là 8 triệu đồng/tháng => Tiền trợ cấp thôi việc của anh A là 5 năm x 4 triệu đồng = 20 triệu đồng.

Thời gian và thủ tục thủ hưởng trợ cấp thôi việc:

Theo Khoản 8 Điều 1 Nghị định 148/2018/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động 2012 thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải thanh toán đầy đủ trợ cấp thôi việc cho người lao động.

Thời hạn thanh toán có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động thuộc một trong các trường hợp: Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động; Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc lý do kinh tế.

Người lao động không cần phải chuẩn bị giấy tờ gì để làm thủ tục hưởng trợ cấp thôi việc.

Trên đây là bài viết Hướng dẫn cách tính tiền trợ cấp thôi việc mới nhất năm 2019  mà Ketoanhn.org tổng hợp được hi vọng giúp ích được bạn trong công việc.

Nếu có bất kỳ thắc mắc liên quan cần giải đáp bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ. Tổng đài hỗ trợ  tư vấn miễn phí: 1900 6246

Ketoanhn.org chúc bạn làm tốt công việc

Kết nối với chúng tôi: https://www.facebook.com/ketoanhn.org/

Nếu bạn muốn học thực tế trải nghiệm va vất cùng kế toán trưởng giàu kinh nghiệm cần trên tay bộ chứng từ bao gồm: hóa đơn đỏ, phiếu thu chi, nhập xuất…của doanh nghiệp đang hoạt động có thể lựa chọn một lớp học kế toán thực hành của  Trung tâm kế toán Hà Nội là đơn vị được thành lập từ năm 2005 đi đầu trong lĩnh vực đào tạo kế toán thực hành trên chứng từ hóa đơn đỏ hiện có 39 cơ sở học trên toàn quốc, 6 cơ sở học tại Hà Nội. Hàng tháng trung tâm vẫn đào tạo cho hơn 1000 học viên trên toàn quốc.

Chi tiết liên hệ Hotline: 0974 975 029 (Mr Quân)

Bài viết liên quan:

Leave a Comment

KẾ TOÁN HÀ NỘI GROUP - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ

Hotline: 0974 975 029 (Mr Quân)

Email: Hotrokthn@gmail.com

Giấy phép ĐKKD số: 0103648057 cấp bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.

Giấy phép đào tạo Kế Toán Thực Hành số: 7619/QĐ-SGD&ĐT cấp bởi Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.

CAM KẾT KHÔNG THÀNH NGHỀ KHÔNG THU HỌC PHÍ

CÁC ĐỊA CHỈ HỌC KẾ TOÁN THỰC HÀNH THỰC TẾ CỦA TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

CS1 : Lê Trọng Tấn - Thanh Xuân - Hà Nội
CS2 : Duy Tân - Dịch Vọng - Cầu Giấy - Hà Nội
CS3 : KĐT Sài Đồng - Long Biên - Hà Nội
CS4 : Ngô Thì Nhậm - Hà Đông - Hà Nội
CS5 : 30 Nguyên Hồng - Đống Đa -Hà Nội
CS6 : 124 Lạc Trung - Hai Bà Trưng - Hà Nội
CS7: Cổ Bi – Gia Lâm – Long Biên – Hà Nội
CS8 : Vân Côi – Quận Tân Bình - HCM
CS9 : 35 Lê Văn Chí - Q. Thủ Đức - TP HCM
CS10 : Nguyễn Trãi - Võ Cường - Tp. Bắc Ninh
CS11 : Lạch Tray - Q. Ngô Quyền - Tp. Hải Phòng
CS12 : Đoàn Nhữ Hài - TP Hải Dương
CS13 : Nguyễn Trãi - Q Ninh Kiều - Tp Cần Thơ
CS14 : KĐT Sông Hồng - Lý Nam Đế - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc
CS15 : Hoàng Văn Thụ - Tp.Thái Nguyên
CS16 : Hoàng Hoa Thám - Thủ Dầu 1 - Bình Dương
CS17 : Nguyễn Văn Cừ - TP Hạ Long - Quảng Ninh
CS18 : Trần Nguyên Hãn - Tp.Bắc Giang
CS19 : Kim Đồng - Trần Hưng Đạo - Tp Thái Bình
CS20 : Đường Giải Phóng - Tp. Nam Định
CS21 : Trần Cao Vân - Q Thanh Khê - Tp Đà Nẵng
CS22 : Tràng An - p Tân Thành - TP. Ninh Bình
CS23 : Hà Huy Giáp – Biên Hòa – Đồng Nai
CS24 : Quy Lưu - Minh Khai - Phủ Lý - Hà Nam
CS25 : Phong Định Cảng - TP Vinh - Nghệ An
CS26 : Đường Hà Huy Tập - TP Hà Tĩnh
  CS27: Đường Ngô Quyền - TP Huế
CS28: Trần Hưng Đạo – Long Xuyên – An Giang
CS29: Thái Sanh Hạnh – Mỹ Tho – Tiền Giang
CS30: Phan Chu Trinh – TP Vũng Tàu
CS31: 03 p 6 – TP. Tân An – tỉnh Long An
CS32: Võ Trường Toản – Cao Lãnh – Đồng Tháp
CS33: Nguyễn Hùng Sơn–Rạch Giá–Kiên Giang
CS34: Lê Thị Riêng – phường 5 – TP Cà Mau
CS35: Trần Phú – phường 4 – TP Vĩnh Long
CS36: Phạm Ngũ Lão – phường 1 – TP Trà Vinh
CS37: Hai Bà Trưng – phường 1 – TP Bến Tre
CS38: Tôn Đức Thắng – Phường 1 – TP Bạc Liêu