Hướng dẫn cách định khoản hạch toán kế toán nhà hàng khách sạn
Định khoản hạch toán kế toán nhà hàng khách sạn. Bài viết dưới đây Ketoanhn.org xin tổng hợp và hướng dẫn cách định khoản hạch toán kế toán nhà hàng khách sạn áp dụng với những doanh nghiệp theo thông tư 200, thông tư 133.
– Kế toán tại khách sạn nhà nghỉ.
Khách sạn nhà nghỉ là một lĩnh vực không phức tạp như kế toán nhà hàng nhưng kế toán cũng cần chuẩn bị các kiến thức sau:
+ Hóa đơn bán ra đơn thuần là ghi nhận doanh thu dịch vụ.
+ Hóa đơn mua vào là chi phí quản lý doanh nghiệp như: Chi phí tiếp khách, chi phí văn phòng phẩm, tiền điện thoại, tiền internet…
+ Với kế toán khách sạn nhà nghỉ thì việc theo dõi và phân bổ CCDC là rất quan trọng và cần sự cẩn thận bởi vì nhà hàng khách sạn khi mới thành lập có rất nhiều công cụ dụng cụ cần phân bổ tính vào chi phí.
+ Việc theo dõi và tính khấu hao TSCĐ cũng là một trong những công việc mà kế toán phải quan tâm
Với lĩnh vực này chỉ cần theo dõi được những yếu tố trên là bạn đã lập được báo cáo chính xác.
– Kế toán tại khách sạn nhà hàng.
– Nhà hàng là một mô hình mà hiện nay các doanh nghiệp mở ra kinh doanh nhiều. Tuy nhiên làm kế toán nhà hàng không đơn giản như làm kế toán khách sạn, nhà nghỉ. Nếu bạn muốn làm tốt công việc kế toán ở nhà hàng cần lưu ý một số vấn đề như sau:
+ Xác định được nhà hàng đó chuyên cung cấp các món ăn gì? vì mỗi một nhà hàng kinh doanh một số món ăn riêng biệt của họ. Để từ đó kế toán mới xây dựng được định mức nguyên vật liệu chính của một số món ăn của nhà hàng đó.
+ Các chi phí chung như chi phí điện nước, Gas cần được phân bổ chung
+ Khi xuất hóa đơn luôn phải có kèm bảng kê chi tiết từng món ăn vậy cần phải xây dựng được giá thành của các món ăn để khi xuất hóa đơn làm thế nào cho lợi nhuận phù hợp.
Trước hết bạn cần biết công việc kế toán nhà hàng khách sạn cần làm trong doanh nghiệp là gì
a) Theo dõi hàng hoá xuất nhập:
– Nhận các chứng từ nhập/xuất từ bộ phận kho, mua hàng.
– Nhập các chứng từ vào phần mềm hàng ngày.
– Nhắc nhở các bộ phận liên quan chuyển giao chứng từ đúng hạn.
– Xem xét tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ xuất nhập theo quy định của công ty.
– Lưu trữ các chứng từ xuất/nhập.
– Báo cáo kịp thời giám đốc các trường hợp xuất nhập không đúng theo nguyên tắc kế toán.
– Việc quan trọng nhất của kế toán nhà hàng là đầu vào đa phần mua của hộ kinh doanh cá thể hoặc nông dân, chính vì thế phải lập bảng kê mua hàng không có hóa đơn.
– Mỗi 1 hóa đơn phải kèm theo một tờ phiếu thanh toán bàn ăn đó. dựa vào định mức các món ăn để kế toán lên được tổng hợp thực phẩm mà mình cần dựa vào đó để cân dối thực phẩm đầu vào.
– Tính giá thành cho từng món ăn,lên giá vốn cho từng hóa đơn.
Những công việc của kế toán nhà hàng khách sạn
Chi tiết bạn tham khảo thêm tại: Công việc, nghiệp vụ kế toán nhà hàng khách sạn cần làm
- Hạch toán kế toán nhà hàng – khách sạn theo phương pháp kê khai thường xuyên
Hạch toán tài khoản 154
Thứ 1: Tập hợp chi phí 621
Căn cứ vào hóa đơn mua vào, Kế toán thực hiện công việc tính toán 152, 156 và hạch toán:
Nợ 152, 156
Nợ 133
Có 331,111,112,…
Căn cứ vào định mức và mỗi lần xuất hóa đơn về số lượng bán ra của doanh thu bán hàng, hạch toán chi phí NVL trực tiếp:
Nợ 621
Có 152,111,112,…
Cuối kỳ kết chuyển vào 154:
Nợ TK 154
Nợ TK 632 (phần chi phí NVL trên mức bình thường)
Có TK 621 – Chi phí NVL trực tiếp.
Lưu ý: Nếu các khoản chi không có chứng từ, Kế toán lập các bảng kê hàng hóa không có hóa đơn theo mẫu có sẵn của Bộ Tài chính; đồng thời phải chứng minh được các khoản chi này là có thật để đưa vào mục chi phí.
Thứ 2: Tập hợp chi phí 622
Chi phí nhân công cho đầu bếp, phụ bếp:
Nợ 622
Có 334
Kết chuyển chi phí 622 theo mỗi lần tập hợp giá thành dịch vụ cho khách hàng, ghi:
Nợ TK 154
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (chi phí trên mức bình thường)
Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Thứ 3: Tập hợp chi phí 627
Chi phí thuê mặt bằng, chi phí khấu hao CCDC (chén, bát, ly, tách, bàn, ghế,…) và các chi phí khác tập hợp vào 627:
Nợ 627
Nợ 133 (nếu có)
Có 331,111,112,…
Cuối kỳ ghi:
Nợ TK 154
Nợ TK 632 phần chi phí sản xuất chung không phân bổ (chi phí trên mức bình thường không tính vào giá thành dịch vụ)
Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Thứ 4: Hạch toán 154
Tập hợp giá thành ghi:
Nợ 154
Có 621, 622, 627
Nếu xuất hóa đơn, bàn giao dịch vụ cho Bên mua ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 154
Khi sử dụng dịch vụ tiêu dùng (nội bộ) ghi:
Nợ TK 641, 642
Có TK 154
- Hạch toán kế toán nhà hàng – khách sạn theo phương pháo kiểm kê định kỳ
Hạch toán 611:
Kết chuyển trị giá NVL, CCDC tồn kho vào đầu kỳ kế toán (theo kết quả kiểm kê cuối kỳ trước), ghi:
Nợ TK 611 – Mua hàng (6111 – Mua NVL)
Có TK 152 – NVL
Có TK 153 – CCDC
Khi mua NVL, CCDC, nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ thì giá gốc NVL, CCDC mua vào được phản ánh vào TK 611 không có thuế GTGT, ghi:
Nợ TK 611 – Mua hàng (giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 331 – Phải trả cho người bán (3311).
Trị giá thực tế NVL, CCDC xuất sử dụng cho sản xuất, kinh doanh trong kỳ, ghi:
Nợ các TK 621, 623, 627, 641, 642, 241,…
Có TK 611 – Mua hàng (6111)
Căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế, Kế toán phải xác định trị giá thực tế NVL tồn kho vào cuối kỳ kế toán và trị giá thực tế NVL, CCDC xuất vào sử dụng hoặc xuất bán.
Kết chuyển trị giá thực tế NVL, CCDC tồn kho cuối kỳ (theo kết quả kiểm kê), ghi:
Nợ TK 152 – NVL
Nợ TK 153 – CCDC
Có TK 611 – Mua hàng (6111)
Hạch toán 631:
Kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh, chi phí dịch vụ dở dang đầu kỳ kế toán vào bên Nợ TK 631 “Giá thành sản xuất”, ghi:
Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất
Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp vào TK giá thành sản xuất vào cuối kỳ kế toán, ghi:
Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất
Nợ TK 632 – phần vượt trên mức bình thường
Có TK 621 – Chi phí NVL trực tiếp
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản giá thành sản xuất vào cuối kỳ kế toán, ghi:
Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất
Nợ TK 632 – phần vượt trên mức bình thường
Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp.
Tính toán phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung vào tài khoản giá thành sản xuất theo từng loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ,…vào cuối kỳ kế toán, ghi:
Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (chi phí sản xuất chung cố định không được phân bổ)
Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung
Tiến hành kiểm kê và xác định giá trị sản phẩm, dịch vụ dở dang cuối kỳ kế toán, ghi:
Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
Có TK 631 – Giá thành sản xuất
Giá thành dịch vụ hoàn thành, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 631 – Giá thành sản xuất
Sử dụng dịch vụ tiêu dùng (nội bộ) ghi:
Nợ TK 641, 642
Có TK 631
Ketoanhn.org xin chúc bạn thành công
Kết nối với chúng tôi: https://www.facebook.com/ketoanhn.org/
Nếu bạn có nhu cầu muốn tham gia một lớp học kế toán tổng hợp thực hành lấy kinh nghiệm đi làm, hay nâng cao nghiệp vụ có thể liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0974 975 029 (Mr Quân) để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.