Học cách định khoản nguyên lý kế toán nhanh và hiệu quả nhất
Định khoản kế toán được hiểu đơn giản là việc bạn ghi bên Nợ và ghi bên Có cho mỗi một nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào một tài khoản nhất định.

Học cách định khoản nguyên lý kế toán nhanh và hiệu quả nhất
- Để định khoản bạn cần trải qua 5 bước:
Bước 1: Xác định đối tượng kế toán liên quan (tức là cầm trên tay bộ chứng từ xem ảnh hưởng đến những từ ngữ nào trên đó).
Bước 2: Xác định tài khoản của các đối tượng kế toán đã xác định ở bước 1.Phải học thuộc danh mục hệ thống tài khoản. Xem thêm: Hệ thống tài khoản kế toán theo thông tư 200 mới nhất
Bước 3: Xác định xu hướng biến động của từng đối tượng kế toán (tăng hay giảm). Phải học thuộc tính chất tài khoản từ 1 đến 9
Bước 4: Xác định TK ghi Nợ, TK ghi Có. (Nguyên tắc kế toán kép, 1 khi ghi nợ tài khoản này thì tài khoản còn lại phải ghi có)
Bước 5: Xác định số tiền cụ thể ghi vào từng tài khoản ( Số tiền bên nợ phải bằng số tiền bên có)
- Nắm vừng nguyên tắc định khoản kê toán
- Luôn ghi bên Nợ trước bên Có sau.
- Những nghiệp vụ biến đông tăng ghi một bên hoặc những nghiệp vụ biến động giảm ghi một bên.
- Dòng ghi Nợ phải so le với Dòng ghi Có
- Tổng giá trị Bên Nợ = Tổng giá trị Bên Có ( luôn luôn bằng nhau)
- Tài khoản biến động tăng bên nào thì có số dư bên đó (Số dư có cả bên Nợ và bên Có)
- Số dư có thể có ở cả Bên Nợ và Bên Có (Đối với các tài khoản lưỡng tính: 131;1388; 331; 333; 3388;136;336)
- TK loại 5;6;7;8;9 không có số dư
- Cách sử dụng các tài khoản để dịnh khoản:
Kết cấu chung của tài khoản kế toán(Định khoản kế toán)
Tài khoản kế toán được thiết kế toán mô hình chữ T
– Bên Trái: Bên Nợ
– Biên Phải: Bên Có
Nợ – Có không có ý nghĩa về mặt kinh tế mà chỉ mang tính Quy ước
Nợ không có nghĩa là việc chúng ta đang Nợ tiền của đối tượng nào đó. Hay việc Có không có nghĩa là việc chúng ta có tiền.
Việc ghi Nợ là ghi số tiền thực hiện ở Bên Nợ
Việc ghi Có là ghi số tiền thực hiện ở Bên Có
- Mẹo ghi nhớ định khoản như sau:
- TK đầu 1, 2, 6, 8 mang tính chất TÀI SẢN
- TK đầu 3, 4, 5, 7 mang tính chất NGUỒN VỐN
- Các TK mang T/C TS: 1,2,6,8: Tăng bên Nợ – giảm bên Có
- Các TK mang T/C NV: 3,4,5,7: Tăng bên Có – giảm bên Nợ.
Lưu ý đặc biệt:
- TK 214- Hao mòn TSCĐ: tăng bên Có, giảm bên Nợ.
- TK 521- Các khoản giảm trừ doanh thu: Tăng bên Nợ, giảm bên Có.
có kết cấu ngược với kết cấu chung. TK 214: tăng bên Có, giảm bên Nợ. TK 521: Tăng bên Nợ, giảm bên Có. Tương tự như tài khoản 229. Tăng bên Có giảm bên nợ
Những TK loại 5, 6, 7, 8 không có số dư. Đây là những tài khoản dùng kết chuyển để xác định kết quả hoạt động kinh doanh. Phát sinh trong kỳ bao nhiêu thì kết chuyển bấy nhiêu nên số dư sẽ là 0.
- Một số lưu ý khác cho các bạn mới đi làm:
Xem lại sổ Nhật ký chung của Công ty các năm trước
Các công ty thường có nghiệp vụ phát sinh các năm giống nhau, tham khảo lại file Nhật Ký Chung năm trước bạn sẽ biết ngay là nghiệp vụ này năm ngoái anh chị kế toán đã nhập vào tài khoản nào, chỉ cần làm giống như vậy là được.
Sự kỳ diệu của tài khoản 138, 338
Khi đứng trước 1 nghiệp vụ khó, bạn chưa gặp bao giờ, tra sổ NKC năm ngoái cũng không có, làm thế nào bây giờ??? Hãy sử dụng tài khoản 138, 338… Như nói ở trên, tài khoản này là lưỡng tính, có thể có số dư ở hai bên, hãy đưa “tạm” vào các tài khoản này. Nhiệm vụ xử lý nghiệp vụ này sẽ thuộc sự cân nhắc của “kế toán tổng hợp” hoặc kế toán trưởng.
Cuối cùng, Hãy xem kỹ Hướng dẫn chế độ kế toán
Dù hạch toán có nhanh lẹ kiểu nào thì cũng phải đúng chế độ kế toán. Mọi kiểu nghiệp vụ sẽ có hướng dẫn ở chế độ kế toán (Thông tư 200), bạn nên tham khảo các tài liệu này vì chúng sẽ hướng dẫn bạn một cách đúng đắn nhất.
Bài tập Ví dụ cách định khoản kế toán nghiệp vụ sau:
Mua hàng hóa A với giá đã bao gồm thuế GTGT là 5.500.000 đồng, thuế GTGT 10%, chưa thanh toán tiền cho người bán.
+ Thực hiện định khoản kế toán được theo 5 bước sau:
Bước 1: Xác định đối tượng kế toán liên quan
– Hàng hóa A
– Thuế GTGT đầu vào
– Chưa thanh toán tiền cho người bán
Bước 2: Xác định tài khoản của các đối tượng kế toán đã xác định ở bước 1
– Hàng hóa A => TK 1561
– Thuế GTGT đầu vào => TK 1331
– Chưa thanh toán tiền cho người bán => TK 331
Bước 3: Xác định xu hướng biến động của từng đối tượng kế toán (tăng hay giảm)
– Hàng hóa A mua vào: biến động TĂNG
– Thuế GTGT đầu vào: biến động TĂNG
– Chưa thanh toán tiền cho người bán: biến động TĂNG
Bước 4: Xác định TK ghi Nợ, TK ghi Có
– TK 1561 phát sinh TĂNG => TK loại 1 TĂNG ghi bên NỢ
– TK 1331 phát sinh TĂNG => TK loại 1 TĂNG ghi bên NỢ
– TK 331 phát sinh TĂNG => TK loại 3 TĂNG ghi bên CÓ
Bước 5: Xác định số tiền cụ thể ghi vào từng tài khoản
– TK 1561: 5.000.000 (tiền hàng chưa gồm thuế GTGT)
– TK 1331: 500.000 (tiền thuế GTGT 10%)
– TK 331: 5.500.000 (tổng số tiền phải thanh toán)
Sau khi đã thực hiện xong 5 bước, ta định khoản hoàn chỉnh nghiệp vụ trên như sau:
Nợ TK 1561: 5.000.000
Nợ TK 1331: 500.000
Có TK 331: 5.500.000
Xem thêm: Mẫu bài tập nguyên lý định khoản kế toán có đáp án lời giải
Trên đây là bài viết Chia sẻ Học cách định khoản nguyên lý kế toán nhanh và hiệu quả nhất mà Ketoanhn.org tổng hợp được. Hi vọng có thể giúp ích cho bạn cho việc học tập và làm kế toán
Nếu bạn có kho khăn trong công việc kế toán cần tìm hiểu thêm về kế toán cách định khoản hạch toán nghiệp vụ kế toán có thể tham gia một khóa học kế toán tổng hợp thực hành trên chứng từ thực tế lấy kinh nghiệm đi làm ngay của Trung tâm.
Chi tiết nội dung khóa học bạn tham khảo tại liên kết: http://ketoanhn.org/khoa-hoc-ke-toan-tong-hop-thuc-hanh-lay-kinh-nghiem-di-lam-luon/
Hotline hỗ trợ tư vấn khóa học miễn phí: 0974 975 029 Hỗ trợ 24/7